Một lý do nghiêm trọng cho rối loạn chức năng tuyến giáp là do thiếu iốt. Trong khi, iốt được bổ sung vào cơ thể chủ yếu thông qua thực phẩm ăn hàng ngày. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho tuyến giáp, người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng thực phẩm ăn hàng ngày.  

Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp. Nhìn chung, khi một người phát hiện ra bệnh tuyến giáp thì việc xác định nguyên nhân chính xác cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, người bệnh cần cảnh giác với các nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp dưới đây:

  1. Thiếu hụt iốt hoặc suy dinh dưỡng.
  2. Basedow là một bệnh do hệ thống miễn dịch bị rối loạn và có tính gia đình gây tăng hoạt động tuyến giáp.  
  3. Bệnh Plummer (bướu nhân giáp độc) là khối u gây tăng tốc độ tạo hormone tuyến giáp.
  4. Mang thai có thể gây ra các rối loạn chức năng tuyến giáp.
  5. Viêm giáp là tình trạng viêm gây ra các vấn đề về rối loạn hormone tuyến giáp.
  6. Chấn động về tinh thần, hoặc cảm xúc lo lắng có thể ảnh hưởng đến hoạt động tuyến giáp.
  7. Chất độc trong môi trường tham gia vào việc gây nên các rối loạn của tuyến giáp.

Bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến người lớn, trẻ em, và trẻ sơ sinh. Trẻ được điều trị sớm có đáp ứng tốt và thường đảm bảo được sự phát triển bình thường của cơ thể. Một số hormone tuyến giáp tổng hợp sẽ giúp hồi phục chức năng tuyến giáp ở trẻ bị suy giáp bẩm sinh. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp cần có hỗ trợ điều trị kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Nhóm thực phẩm nên và không nên sử dụng khi bị bệnh tuyến giáp

loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tuyến giáp

- Ăn quả hoặc uống nước ép việt quất

- Rong biển và hải sản (sò, tôm, cá mòi, cá hồi, cá ngừ)

- Khoai tây nướng (tốt cho da)

- Sữa chua, trứng, và pho mát

- Dầu dừa

thực phẩm không tốt nhất cho sức khỏe tuyến giáp

- Đường tinh luyện

- Sử dụng quá nhiều nước ngọt, rượu, hay cà phê

- Sản phẩm từ đậu tương

- Tinh chất hạt chứa gluten

- Các loại dầu hydro hóa (tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn hay các đồ ăn nhanh)