Thiamazole là một trong những thuốc điều trị cường giáp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tác dụng cũng như những lưu ý cần thiết trong quá trình điều trị cường giáp bằng thiamazole. Nếu đang quan tâm đến vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi thông tin hữu ích trong nội dung bài viết sau đây.
Cường giáp là gì?
Cường giáp là một trong những rối loạn chức năng tuyến giáp phổ biến, còn có tên gọi khác như: Cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp. Đây là hội chứng xảy ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết, dẫn đến sản xuất quá nhiều hormone so với nhu cầu của cơ thể. Phụ nữ có tỷ lệ mắc cường giáp cao gấp 7 lần so với nam giới.
Nguyên nhân chính gây cường giáp là do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Bình thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách sản xuất kháng thể để chống lại tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vào như virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu dẫn đến rối loạn hoạt động nên đã tự sinh ra các kháng thể để chống lại chính cơ quan trong cơ thể mình, trường hợp này là tuyến giáp. Các tự kháng thể này sẽ tác động trực tiếp lên tế bào ở nang giáp và hoạt hóa quá trình tổng hợp, giải phóng hormone tuyến giáp. Sự tăng cao nồng độ các hormone tuyến giáp trong cơ thể sẽ gây nên các biểu hiện của tăng chuyển hóa như tim đập mạnh, sụt cân nhanh, mắt lồi, sợ nóng, run tay, mệt mỏi,…
Thuốc điều trị cường giáp thiamazole có tác dụng gì?
Thiamazole là dẫn chất của thiomidazol, có tác dụng ức chế quá tình tổng hợp hormone ở tuyến giáp bằng cách ức chế thyroperoxidase – một enzyme có vai trò xúc tác quá trình oxy hoá iodid (I-) thành iod tự do (I2), từ đó ngăn cản sự tổng hợp hormone tuyến giáp. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng ức chế quá trình chuyển T4 thành T3 ở ngoại vi.
Thiamazole có tác dụng mạnh gấp khoảng 10 lần so với propylthiouracil – một thuốc kháng giáp cùng nhóm thioamide và có thời gian tác dụng kéo dài hơn.
Chỉ định: Ðiều trị cường tuyến giáp (sử dụng trước khi phẫu thuật hoặc xạ trị, hay có thể dùng cho người bị cường giáp mà không thể phẫu thuật).
Liều dùng tuốc thiamazole điều trị bệnh như thế nào?
Liều lượng thuốc Thiamazole thường được chỉ định dựa vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý và độ tuổi. Vì vậy, các bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe, bệnh lý trước khi có ý định sử dụng thuốc điều trị bệnh.
Đối với người lớn (từ 18 tuổi trở lên):
- Liều dùng khởi đầu được chỉ định:
+ Cường giáp ở mức độ nhẹ: Chỉ định dùng liều 5mg mỗi 8 giờ đồng hồ.
+ Cường giáp nặng trung bình: Liều dùng tương ứng 10mg uống cách nhau 8 giờ đồng hồ. Một số trường hợp liều dùng có thể lên đến 40mg/ngày.
+ Cường giáp nặng: Liều tương ứng 20mg uống cách 8 giờ đồng hồ.
- Liều dùng duy trì: Dùng 5 - 15mg uống hàng ngày.
Trẻ em dưới 18 tuổi:
Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên được chỉ định liều dùng:
+ Liều khởi đầu: Chỉ định dùng 0.4mg/kg/ngày, uống 3 liều bằng nhau và mỗi liều uống cách nhau 8 giờ đồng hồ.
+ Liều dùng duy trì: Dùng 0.2mg/kg/ngày trong 3 liều bằng nhau và mỗi liều uống cách nhau 8 giờ đồng hồ.
+ Liều dùng tối đa: 30mg/ngày.
Những lưu ý cần thiết trong khi sử dụng thuốc điều trị cường giáp thiamazole
Ngừng dùng thuốc thiamazole và nhanh chóng báo cho các bác sĩ nếu như gặp phải những tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng như:
- Cơ thể sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, xuất hiện những triệu chứng cảm cúm.
- Cơ thể dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường.
- Bị rộp nặng, bong tróc và nổi phát ban da đỏ.
- Đi tiểu tiện ra máu hoặc xuất hiện khi đi tiểu tiện.
- Gây cảm giác buồn nôn, sốt nhẹ, chán ăn, nước tiểu có màu đậm và vàng da.
- Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc gồm có:
+ Đau nhức đầu, hoa mắt chóng mặt và buồn ngủ.
+ Ngứa ngáy và nổi phát ban nhẹ.
+ Buồn nôn ở mức độ nhẹ, nôn mửa và dạ dày khó chịu.
+ Đau các cơ, khớp hoặc đau dây thần kinh.
+ Một số trường hợp rụng tóc bất thường.