Bệnh tuyến giáp thường tiến triển từ từ, các dấu hiệu của bệnh khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác của phụ nữ. Bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hoạt động dưới sự điều hòa của hệ miễn dịch. Một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh tuyến giáp là các rối loạn nội tiết. Trong đó liên quan mật thiết đến quá trình mang thai. Ở thời kỳ mang thai hormon (nội tiết tố) của người phụ nữ thay đổi làm kích thích quá trình hình thành bướu hoặc các hạch ở tuyến giáp. Ngay cả sau khi sinh, nhiều sản phụ có thể bị viêm tuyến giáp sau sinh, nguyên nhân được giải thích là do sự thay đổi nội tiết gây suy giáp tạm thời ở phụ nữ sau thời gian mang thai.

Người mẹ mắc bệnh tuyến giáp khi mang thai dễ dẫn đến các nguy cơ như suy tim, sẩy thai, sinh non, hoặc nguy hiểm hơn là hội chứng tiền sản giật. Do đó, phụ nữ mang thai cần được kiểm tra thường xuyên để phòng ngừa nguy cơ bệnh tuyến giáp.

Phòng ngừa bệnh tuyến giáp ở phụ nữ mang thai

Bệnh tuyến giáp có thể gây ra các nguy cơ trầm trọng trên thai phụ, do đó, khuyến cáo các phụ nữ có thai nên kiểm tra TSH, (hormon kích thích tuyến giáp), T4, T3  khi có kế hoạch có thai và nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ mà tốt nhất là ngay khi phát hiện có thai. Bên cạnh đó phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất, vi chất trong đó có iod, để tăng cường sức khỏe và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Quan trọng nhất trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả của bệnh tuyến giáp đối với thai phụ là việc tầm soát nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ có thai có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bệnh tuyến giáp được điều trị càng sớm thì nguy cơ bị biến chứng ở cả mẹ và con sẽ càng thấp, trong đó có chứng suy giáp bẩm sinh có thể dẫn đến trường hợp trẻ đần độn, chậm lớn.