Theo Hiệp hội Y tế Phụ nữ Hoa Kỳ, khoảng 4.000 trẻ em sinh ra ở Mỹ có suy giáp bẩm sinh. Trong đó, ước tính có khoảng 13 triệu người chưa được chẩn đoán, theo Hiệp hội nội tiết lâm sàng Mỹ, NorthJersey. Điều này chứng tỏ rằng rối loạn tuyến giáp ở trẻ em không phải là hiếm nhưng đa phần không được xác định. Trong đó, chủ yếu là suy giáp, trong trường hợp này sử dụng levothyroxin là một thuốc vô cùng quan trọng.
Tình trạng suy giáp ở trẻ em
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, đối với thai nhi và trẻ nhỏ, hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh trung ương và sự hoàn thiện của cơ thể. Nếu thiếu hụt nội tiết tố tuyến giáp (suy giáp), bộ não sẽ không phát triển bình thường. Suy giáp ở trẻ em thường bắt đầu từ từ trong thời thơ ấu, khi não đã hoàn thiện và phát triển tương đối. Suy giáp có thể tiềm ẩn, ít gây triệu chứng trong nhiều năm cho đến khi các dấu hiệu biểu hiện ồ ạt. Đây cũng là lý do, suy giáp ở trẻ em ít được phát hiện. Ngoài ra, ở trẻ em, suy giáp cũng là bệnh lý hay gặp nhiều hơn là cường giáp.
Triệu chứng điển hình của suy giáp ở trẻ em là: chậm tăng trưởng. Khác với suy giáp ở người lớn, suy giáp ở trẻ em không gây tăng trọng lượng, béo phì, mà thường gây hạn chế sự phát triển, chậm chạm và lười vận động…
Nghiên cứu tầm quan trọng của thực phẩm đối với suy giáp ở trẻ em
Một nghiên cứu mới cho thấy, một chế độ ăn uống giàu chất sắt, vitamin A và iốt giúp ngăn ngừa trẻ em bị suy giáp cận lâm sàng. Trong hội nghị tuyến giáp quốc tế, các nhà nghiên cứu từ Khoa Nhi tại Ziekenhuis Groep Twente ở Hà Lan đã công bố kết quả nghiên cứu được tiến hành với trẻ em tuổi từ 2-15 với chỉ số kích thích tố tuyến giáp TSH giảm trong khi chỉ số hormon tuyến giáp FT4 vẫn ở ngưỡng bình thường. Các em tham gia nghiên cứu được chia thành các nhóm với chế độ ăn uống được kiểm soát để so sánh với nhóm chứng có chế độ ăn uống bình thường. Thực đơn ăn uống bao gồm các loại thực phẩm giàu chất sắt, vitamin A và các thực phẩm giàu iốt bao gồm: bơ, sữa nguyên chất, rau xanh và thịt bò trong ít nhất 3 tháng.
Khi chế độ ăn uống đã được theo dõi trong vòng từ 50 đến 75% thời gian, trẻ em đã có thể bình thường hóa nồng độ TSH so với nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ em suy giáp theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, có khả năng bình thường hóa nồng độ TSH cao hơn 8 lần trẻ em bình thường khác.
Do đó, cha mẹ của các em cũng cần quan sát thấy rằng khi con mình mệt mỏi, chậm phát triển, chậm chạm, hay táo bón thì cần chú ý để thăm khám và chẩn đoán suy giáp. Khi trẻ đã được chẩn đoán suy giáp cần bổ sung các thực phẩm giàu iod, dưỡng chất và vitamin sẽ giúp kiểm soát tình trạng suy giáp của trẻ được tốt hơn.