Cường giáp là bệnh lý tăng năng tuyến giáp, biểu hiện là tình trạng tăng chuyển hóa của các tế bào trong cơ thể, trong đó có tế bào cơ tim. Tế bào cơ tim hoạt động mạnh là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch như:  tăng huyết áp, suy tim… trong đó thường gặp phải kể đến là rung nhĩ.

Mối liên quan giữa rung nhĩ và cường giáp

Rung nhĩ là tình trạng bất thường trong quá trình phát xung điện ở các buồng trên của tim, gây tình trạng nhịp tim nhanh và không đều, tuy nhiên các biểu hiện không thường xuyên, xuất hiện và biến mất một cách nhanh chóng. Bệnh có thể dẫn đến cục máu đông, đột quỵ, suy tim và các biến chứng liên quan đến tim. Đây là tình trạng rối loạn nhịp tim thường thấy nhất và cũng là triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân cường giáp.

Từ đó, các nhà nghiên cứu ở Đan Mạch đã tiến hành nghiên cứu xem xét mối tương quan giữa cường giáp và rung nhĩ, ở những bệnh nhân nhập viện do rung nhĩ. Qua nhiều nghiên cứu, cường giáp đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ đối với tình trạng rung nhĩ. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới kéo dài 13 năm để thu thập dữ liệu, nhằm mục đích để xem liệu khởi phát rung nhĩ có phải là một yếu tố dự báo của bệnh cường giáp. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng có nhiều trường hợp cường giáp phát triển chậm hoặc với các triệu chứng không điển hình thì rung nhĩ có thể là dấu hiệu lâm sàng đầu tiên của một rối loạn chức năng tuyến giáp. Các kết quả của nghiên cứu lần đầu tiên được công bố trên tạp chí trong tháng 2 năm 2013 tại Thư viện Khoa học công cộng 1 (Đan Mạch). Bài báo viết về nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc với tựa đề "Rung nhĩ khởi phát là một yếu tố dự báo của cường giáp muộn".

Nghiên cứu rung nhĩ là yếu tố báo hiệu của cường giáp

Từ năm 1997 đến 2009, tổng số 145.623 bệnh nhân mới mắc rung nhĩ được nhập viện đều được đưa vào nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, các bệnh nhân có tiền sử bị bệnh tuyến giáp hoặc đang điều trị bệnh tuyến giáp được loại trừ khỏi danh sách nghiên cứu. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 66,4 (55,3% là nam giới). Trong số những bệnh nhân được kiểm tra có 3% (chiếm 4620 người, trong đó 62,2% là phụ nữ) đã khởi phát cường giáp sau khi nhập viện. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, tăng nguy cơ gấp đôi xuất hiện cường giáp ở cả nam và nữ với đối tượng mới khởi phát rung nhĩ. Một sàng lọc tuyến giáp nữa được tiến hành khi theo dõi 527.352 bệnh nhân đã khẳng định thêm kết quả. Ở nghiên cứu sàng lọc này, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người đàn ông trung niên có biểu hiện rung nhĩ là đối tượng có nguy cơ cao nhất đối với bệnh cường giáp. Nguy cơ này tăng liên tục trong suốt thời gian 13 năm tiến hành nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng khởi phát rung nhĩ có thể coi là một yếu tố dự báo của cường giáp ở cả nam giới và phụ nữ. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi cường giáp ở những bệnh nhân đang điều trị rung nhĩ. Biến chứng trên tim mạch là biến chứng sớm và thường thấy ở bệnh nhân cường giáp, với các biểu hiện: Hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập dồn dập, thổn thức… Do đó, để kiểm soát tốt cường giáp và hạn chế biến chứng trên tim mạch, đông y chú trọng việc sử dụng các dược liệu giúp điều hòa và ổn định tim mạch trong điều trị bướu cổ trong đó bao gồm cả cường giáp. Trong đó có hải tảo (hay còn gọi là rong biển), nhiều nghiên cứu đã chứng minh rong biển có thể dùng để ngăn ngừa chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân cường giáp. Ngoài ra, neem, bán biên liên cũng là các dược liệu giúp ổn định bệnh tim mạch.