Nhiều người vẫn cho rằng: Cường giáp và suy tuyến giáp (nhược giáp) là hai bệnh hoàn toàn trái ngược nhau. Điều này có thể đúng ở khía cạnh nào đó, nhưng xét về góc độ nguyên nhân và điều trị, hai bệnh này lại có những điểm tương đồng.
“Hai anh em ruột” CƯỜNG GIÁP VÀ NHƯỢC GIÁP, cùng chung “bố mẹ” suy giảm miễn dịch mà ra
Cả hai bệnh lý cường giáp và nhược giáp đều cùng từ một nguyên nhân chung, đó là sự suy giảm miễn dịch của cơ thể. Cường giáp gây tăng tiết hormon tuyến giáp, thường gặp là bướu giáp lan tỏa, bướu basedow. Trong đó, basedow là bệnh lý cường giáp thường gặp nhất. Bệnh này được xác định có liên quan đến cơ chế tự miễn dịch, biểu hiện ở sự phì đại lan tỏa tuyến giáp, do các kháng thể kích thích trực tiếp thụ cảm thể tiếp nhận TSH, gây ra tăng tiết nồng độ hormon tuyến giáp trong máu.
Bướu cổ do suy chức năng tuyến giáp bao gồm: Suy tuyến giáp mắc phải và suy tuyến giáp bẩm sinh. Suy tuyến giáp có nhiều nguyên nhân: Do tai biến sau khi điều trị, phẫu thuật, do thiếu hụt cung cấp iod, thiếu hụt men di truyền, viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto, sau khi dùng phóng xạ,… từ đó làm giảm khả năng tổng hợp hormon tuyến giáp. Đặc điểm của bệnh lý nhược giáp cũng có triệu chứng cận lâm sàng giống với cường giáp, đó là xuất hiện kháng thể tự miễn. Chính vì vậy, việc tìm ra kháng thể tự miễn là yếu tố để chẩn đoán sớm các bệnh lý tuyến giáp.
Việc điều trị 2 bệnh cường giáp và nhược giáp cũng có điểm tương đồng:
Cần bổ sung iod:
Có nhiều hormon tuyến giáp, trong đó quan trọng nhất là triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Tất cả các hormon này được sinh tổng hợp từ axit amin tyrosin và iod. Để sự tổng hợp hormon T3, T4 được đầy đủ lượng cần thiết, cơ thể cần cung cấp từ 150 - 200 µg (microgam) iod mỗi ngày. Iod là thành phần cấu tạo quan trọng của hormon tuyến giáp. Do đó, thiếu iod sẽ tạo ra những bệnh lý ở tuyến giáp như cường giáp, nhược giáp.
Cần điều trị làm giảm kích thước bướu:
Cả hai bệnh lý cường giáp và nhược giáp đều có chung đặc điểm lâm sang, đó là sự phì đại kích thước tuyến giáp. Việc điều trị đều hướng đến mục đích chung là làm giảm kích thước khối bướu. Người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật nếu như không đáp ứng với điều trị nội khoa.