Trước giờ mọi người vẫn thường nghĩ rằng, những người bị suy giáp thường có mức huyết áp thấp, nhưng các nghiên cứu đã cho thấy kết quả hoàn toàn trái ngược. Dấu hiệu của suy giáp thực hư ra sao? Mời độc giả cùng đọc bài viết sau đây, để hiểu chính xác về bệnh này nhé!
Suy giáp là gì?
Tuyến giáp luôn đóng một vai trò lớn trong sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể con người. Chức năng của nó là tiết ra hormone giáp, kiểm soát nhiệt độ của cơ thể, sự tăng trưởng phát triển, chuyển hóa và cả huyết áp. Và các nghiên cứu dã chỉ ra rằng suy giáp có thể dẫn đến huyết áp bị rối loạn.
Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả hơn, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, da khô và trí nhớ kém. Tuy nhiên, suy giáp chỉ có thể được chẩn đoán bằng cách kiểm tra máu trong cơ thể. Khi suy giáp phát triển ở mức độ nghiêm trọng, các triệu chứng khác có thể biểu hiện như nhịp tim chậm hơn và huyết áp bị rối loạn.
Huyết áp bị rối loạn có thể là dấu hiệu của suy giáp
Thông thường, tuyến giáp tiết ra một hormone được gọi là thyroxine hay T4. Hormone này tách ra một iod để tạo ra triiodothyronine hay còn gọi là T3. Cả T4 và T3 đều giúp giữ cho các cơ quan của cơ thể hoạt động ở mức cao nhất có thể. Tuy nhiên, những người có vấn đề về tuyến giáp không được chẩn đoán hoặc bệnh nhân điều trị với liệu pháp hormone có thể phát triển các vấn đề về huyết áp theo thời gian.
Trước đây người ta nghĩ rằng những người có vấn đề về tuyến giáp hoặc người điều trị bằng uống bổ sung T4 tổng hợp có thể có huyết áp thấp hơn nếu họ được chẩn đoán bị suy giáp. Ý nghĩ này đến từ lý luận rằng cơ thể sẽ đẩy máu đến các động mạch với lực ít hơn vì sự trao đổi chất thấp hơn của tuyến giáp.
Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đã cho thấy kết quả hoàn toàn ngược lại. Một nghiên cứu được công bố bởi Journal of Hypertension trong năm 2007 cho thấy rằng, những người bị suy giáp có áp lực xung và huyết áp tâm thu cao hơn so với những người không được chẩn đoán bị suy giáp. Trong một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Kotsis và cộng sự, có hai nhóm chứng: bệnh nhân suy giáp và tình nguyện viên khỏe mạnh. Với các thông số 24 giờ của họ, họ đã sử dụng 100 tình nguyện viên (82% trong số họ là phụ nữ) đã được chẩn đoán bị suy giáp. 100 tình nguyện viên khác đã được sử dụng làm bệnh nhân khỏe mạnh không được chẩn đoán bị suy giáp. Các nhà nghiên cứu nhận thấy một mối tương quan trực tiếp khi so sánh huyết áp của bệnh nhân suy giáp và người khỏe mạnh.
Kết quả cho thấy, trong một khoảng thời gian 24 giờ, chỉ số huyết áp tâm thu trung bình là 138,4 mmHg ở những bệnh nhân suy giáp và 121,3 mmHg trên những người khỏe mạnh. Sự gia tăng cũng được thấy tương tự trên huyết áp tâm trương, đối với bệnh nhân suy giáp là 87,2 mmHg và chỉ 77,9 mmHg ở các đối tượng khỏe mạnh. Nghiên cứu cũng theo dõi các bệnh nhân tương tự trong khi họ đang làm việc 8 giờ/ ngày. Cứ sau 15 phút, các chỉ số huyết áp được đo và kết quả tương tự cũng được tìm thấy cho bệnh nhân suy giáp và bệnh nhân khỏe mạnh. Huyết áp tâm thu trung bình ở bệnh nhân suy giáp là 139,2 mmHg, trong mức huyết áp tâm trương trung bình là 72,8. Đối với bệnh nhân khỏe mạnh, chỉ số huyết áp tâm thu là 112,3 mmHg và tâm trương là 71,4.
Huyết áp có thể bắt đầu tăng lên vì nhiều lý do khi cơ thể đang đối phó với suy giáp. Nó là một phản ứng tương tự khi cơ thể ra ngoài ở mức độ lạnh và máu bị hạn chế ở các chi, làm cho các ngón tay và ngón chân lạnh và tê. Vì những triệu chứng này, suy giáp được công nhận là nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát. Các đối tượng được chẩn đoán bị suy giáp thường có giá trị huyết áp cao, giống như những người bị tăng huyết áp. Suy giáp cũng được cho là có liên quan đến tăng huyết áp tâm trương. Con số này cho thấy lượng máu áp lực đang đẩy lên các thành động mạch mỗi khi tim đập.