Suy giáp có phải bướu cổ không? Đây là câu hỏi của nhiều người. Bởi họ vẫn chưa hiểu rõ về hội chứng suy giáp nói riêng và các bệnh tuyến giáp nói chung. Để trả lời thắc mắc trên và tìm hiểu về bệnh suy giáp mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết sau đây. Xem ngay, đừng bỏ lỡ!
Suy giáp có phải bướu cổ không?
Suy giáp có phải bướu cổ không?
Bướu cổ là tình trạng gia tăng kích thước ở tuyến giáp, đặc trưng bởi một khối lồi lên tại vùng cổ. Bướu cổ được chia làm ba nhóm là: Bướu cổ lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp (cường giáp, suy giáp). Trong đó, bướu cổ lành tính là hay gặp nhất (chiếm 80% các trường hợp). Do vậy, khi nhắc đến bướu cổ, người ta thường nghĩ đến bệnh bướu cổ lành tính (bướu cổ đơn thuần).
- Bướu cổ đơn thuần là tình trạng to ra của tuyến giáp hoặc dưới dạng lan tỏa hay nhân, nhưng không liên quan đến tình trạng cường giáp, suy giáp.
- Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để thực hiện mọi quá trình trao đổi chất của cơ thể. Lúc này, tuyến yên sẽ kích thích tuyến giáp tăng hoạt động để sản xuất hormone T3, T4 bù đắp cho lượng hormone bị thiếu hụt. Hậu quả là khiến cho tuyến giáp phình to và xuất hiện tình trạng bướu cổ.
Như vậy, với thắc mắc: “Suy giáp có phải là bướu cổ không?” thì câu trả lời là có. Suy giáp chính là một bệnh thuộc nhóm bướu cổ. Tuy nhiên, suy giáp không phải là bướu cổ lành tính. Bởi bệnh suy giáp có sự rối loạn nồng độ hormone tuyến giáp, còn bướu cổ đơn thuần thì không.
Các biểu hiện của bệnh suy giáp
Khi bị suy giáp, người bệnh thường có biểu hiện:
- Cổ to;
- Ăn không ngon miệng;
- Táo bón;
- Da tái xanh hoặc khô;
- Dễ bị lạnh;
- Thường thấy mệt mỏi;
- Trí nhớ kém;
- Bị trầm cảm;
- Tóc thưa hoặc mọc chậm;
- Giọng khàn và trầm hơn;
- Có thể thở gấp và thay đổi nhịp tim;
- Tăng cân;
- Đau khớp hoặc cơ;
- Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới;
- Suy giảm chức năng tình dục ở nam.
Các biểu hiện của bệnh suy giáp
Nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp
Nguyên nhân gây suy giáp phổ biến nhất là do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Bình thường, hệ miễn dịch được ví như “hàng rào chắn” có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ dẫn đến hoạt động rối loạn, điều này cũng đồng nghĩa “hàng rào chắn” này bị phá vỡ, suy giảm, không còn đủ sức chống chọi với những tác nhân độc hại và nhận diện nhầm các tế bào, mô tuyến giáp là “khách không mời mà đến” nên sản xuất ra kháng thể tự sinh tấn công, phá hủy chúng, điều này làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp. Nhằm duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, các tế bào lành còn lại của tuyến giáp phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất đủ lượng hormone cần thiết, khiến cho cơ quan nội tiết này phình to ra và hình thành nên u bướu ở cổ (trường hợp này còn được gọi là bướu cổ do suy giáp). Vì thế, để kiểm soát tốt hội chứng suy giáp thì cần tác động vào “phần gốc” này.