Cholesterol hay còn gọi là mỡ máu là một chất giống như sáp được gan tổng hợp để tham gia thực hiện nhiều chức năng của cơ thể. Tuy nhiên khi cơ thể sản xuất quá nhiều lượng chất này sẽ dẫn đến nồng độ vượt mức giới hạn trong máu và gọi là bệnh mỡ máu. Bệnh có nhiều nguyên nhân trong đó có Bệnh tuyến giáp.
Cholesterol tăng cao ở người mắc bệnh tuyến giáp
Cholesterol có nhiều trong các loại thực phẩm giàu chất béo như thịt mỡ, xúc xích, thịt đỏ, lòng đỏ trứng gà…Cholesterrol tăng cao trong máu thường do tăng nạp qua thức ăn và rối loạn chuyển hóa tại gan. Trong đó nguyên nhân gián tiếp là do tác động của bệnh tuyến giáp. Hormon tuyến giáp có vai trò trong điều hòa trao đổi chất của tế bào đặc biệt ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa các chất của tế bào trong cơ thể.
Bệnh tuyến giáp gây tăng cholesterol máu
Trong bệnh suy tuyến giáp, nồng độ hormon tuyến giáp thấp có thể gây ra các triệu chứng tiêu hoá do tăng nhu động ruột và giảm chức năng tiết của các tuyến thuộc ống tiêu hoá. Tăng tiết hormon tuyến giáp dẫn đến loạn dưỡng lipit và protit trong gan, đồng thời giảm hoạt tính của men gan.Hậu quả của quá trình này là tình trạng tăng cholesterol huyết. Bệnh nặng có thể gây rối loạn tổng hợp và phân hủy cholesterol mức độ nặng, điều động axit béo không bão hoà từ các kho dự trữ, rối loạn dinh dưỡng và thiếu oxy trong các tế bào gan, và gây tình trạng giảm protid trong máu. Những rối loạn trên đây cuối cùng đưa đến loạn dưỡng và xơ gan. Bệnh tuyến giáp không được điều trị kịp thời có thể gây hậu quả xấu trên gan và chức năng gan như vàng da, các chức năng ngoại tiết của tuyến tụy cũng thường bị rối loạn, có thể gây tăng đường máu.