Cường giáp hay còn gọi là tăng năng tuyến giáp, là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormon tuyến Thyroxin (T4) và chỉ số kích thích tố tuyến giáp TSH giảm mạnh. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ nhưng thường gặp ở người cao tuổi hơn. Cường giáp nhẹ hay cường giáp cận lâm sàng là tình trạng chỉ số TSH giảm nhưng chỉ số T3, T4 vẫn ở ngưỡng bình thường. Đây là tình trạng dễ gây tử vong ở người cao tuổi.

Nghiên cứu tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân cao tuổi mắc cường giáp

Theo một nhóm các nhà nghiên cứu người Ý từ Đại học Parma, cường giáp cận lâm sàng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong ở người cao tuổi. Kết quả của nghiên cứu này đã được thảo luận tại Hội nghị thường niên lần thứ 93 của Hội nội tiết, đánh giá sự liên quan giữa cường giáp với sức khỏe hệ xương và tim mạch của những người bệnh tham gia trong một nghiên cứu gần đây. Cuộc điều tra được tiến hành như một phần của sự đánh giá quá trình lão hóa, diễn ra trong khu vực nghiên cứu Chianti (IACAS). Người tham gia phải có độ tuổi trên 65 được kiểm tra nội tiết và đánh giá nguyên nhân gây tử vong qua thời gian theo dõi kéo dài sáu năm.

Vào thời gian đầu của IACAS, khoảng 9% trong tổng số 950 đối tượng thuộc nghiên cứu được phát hiện có các triệu chứng cận lâm sàng của cường giáp và chưa có bất kỳ triệu chứng vật lý đáng chú ý nào.

Kết quả nghiên cứu

65% người có cường giáp cận lâm sàng tử vong trong giai đoạn nghiên cứu. Ngay cả sau khi đã ngoại trừ các biến như tuổi tác, giới tính, bệnh tim mạch, chỉ số khối cơ thể, ung thư và đột quỵ, thì kết quả này vẫn đúng. Điều này đã cho thấy cường giáp cận lâm sàng có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở những người cao tuổi. "Không có khuyến cáo hiện nay để kiểm tra cường giáp cận lâm sàng đối với tất cả những người cao tuổi", thành viên nhóm nghiên cứu Graziano Ceresini nói. Ông nói thêm rằng các bác sĩ đã phát hiện các triệu chứng cụ thể là: giảm cân, rối loạn nhịp tim, lo lắng hoặc nhạy cảm với nhiệt. Do đó, người cao tuổi cần được làm các xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh cường giáp. Các Viện Tiểu đường và hệ tiêu hóa và bệnh thận (NIDDK) cho rằng cường giáp thường gặp ở những người ở độ tuổi trên 60. Nó thường liên quan đến các nhân giáp gây tăng khả năng của chứng loạn nhịp tim hoặc bệnh loãng xương ở người cao tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ. Các NIDDK ước tính rằng phụ nữ Mỹ bị cường giáp có chẩn đoán cao gấp 10 lần so với nam giới.