Một bệnh nhân nữ 56 tuổi tên Hương bị bướu cường tuyến giáp đã điều trị tích cực bằng thuốc kháng giáp tổng hợp gần một nhưng không thuyên giảm. Sau đó chị được chỉ định phẫu thuật. Suốt 2 năm sau khi phẫu thuật các triệu chừng bệnh giảm hẳn, chị rất yên tâm và không tái khám lại nữa.
Dấu hiệu khởi phát suy giáp
Chị buồn rầu khi chia sẻ về tình trạng bệnh lý hiện tại của mình. Do chủ quan khi các triệu chứng cường giáp giảm hẳn sau phẫu thuật, chị đã không tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Chị trở lại cuộc sống bình thường, sức khỏe không được như trước nhưng mọi chuyện đều ổn cho đến 6 tháng trước chị bắt đầu xuất hiện tình trạng mệt mỏi, khàn giọng, tăng cân mặc dù ăn uống vẫn điều độ.
Suy giáp mạn tính sau phẫu thuật bướu cường giáp
Suy giáp mạn tính sau phẫu thuật
Nhận thấy các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, chị Hương đến một sơ sở y tế để khám, thì được chẩn đoán là suy giáp. Lúc này, sau khi được các bác sĩ giải thích rõ về quá trình tiến triển của bệnh chị Hương mới nhận ra cái sai lầm nghiêm trọng của mình là đã chủ quan, không tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ điều trị. Hiện tại sức khỏe của chị suy giảm nhiều, việc bổ sung hormon tuyến giáp trở nên khó khăn hơn và chị đang đứng trước nguy cơ bị suy tim.
Sau khi tiến hành phẫu thuật, tuyến giáp bị mất dẫn chức năng. Riêng trong trường hợp phẫu thuật toàn phần tuyến giáp, bệnh nhân sẽ bị thiếu hụt hormon tuyến trầm trọng, do cơ thể mất khả năng tổng hợp và bài tiết hormon tuyến. Do đó, việc cần thiết là sau phẫu thuật 1 tháng, và định lỳ sau đó phải tiến hành tái khám, định lượng nồng đọ hormon tuyến giáp, để sớm phát hiện tình trạng suy giáp, từ đó có chỉ định dùng hormon tuyến bổ sung cho phù hợp.