Rối loạn tuyến giáp được đặc trưng bởi mức độ bất thường của hormon tuyến giáp trong huyết thanh. Hormon tuyến giáp tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa cơ thể. Đồng thời, chúng cũng tham gia vào sự phát triển tế bào da , kích thích mọc và tăng trưởng của tóc, độ dày của lớp biểu bì da, và điều khiển tuyến tiết bã nhờn trên da. Đây là lý do bệnh nhân rối loạn tuyến giáp nói chung và suy giáp nói riêng xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên da.
Khi tuyến giáp hoạt động không đúng chức năng, bao gồm cả cường giáp và suy giáp thì đều dẫn đến các thay đổi ở da với các biểu hiện phong phú. Dưới đây là những thay đổi về da ở bệnh nhân suy giáp.
Suy giáp làm thay đổi da như thế nào?
Suy giáp thường xảy ra như kết quả của bệnh lý tuyến giáp do các rối loạn tự miễn gây phá hủy tuyến giáp. Các triệu chứng trên da bao gồm:
- Myxedema (bệnh phù niêm): Là trường hợp suy tuyến giáp nặng trong đó khi nồng độ cao của các hợp chất dạng nhày chứa nhiều mucopolysaccharides bao gồm: chondroitin sulfate và acid hyaluronic tích tụ trong lớp hạ bì, thường gặp nhất là xung quanh nang lông và mạch máu trong da.
Triệu chứng phù niêm của suy giáp
- Nhợt nhạt, mỏng, và làn da nhăn nheo: Da trở nên xanh xao, nhợt nhạt và xuất hiện nhiều nếp nhăn do những bất thường về hàm lượng mucopolysaccharide và nước trong da.
- Ngoại vi lạnh: Suy giáp gây chậm chuyển hóa, rối loạn thân nhiệt là nguyên nhân dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể và giảm tưới máu cho da do co mạch ở da. Hậu quả của quá trình này là khi sờ vào có cảm giác da lạnh.
- Da rất khô: Đây có thể là hậu quả của giảm tiết của tuyến mồ hôi. Trong trường hợp suy giáp nặng quá trình ra mồ hôi có thể bị phá vỡ. Điều này dẫn đến da lòng bàn tay và lòng bàn chân trở nên dày, khô, tình trạng này gọi là chứng dày lớp sừng. Hoặc bề mặt da nứt nẻ gọi là chứng chàm rạn hay eczema. Có đến 57-59% bệnh nhân suy giáp có sự thay đổi trong cấu trúc của da và khả năng hydrat hóa của làn da kém, hậu quả là dẫn đến chứng khô da (Xerosis) với biểu hiện da trở nên thô ráp.
- Chứng dư thừa caroten (Carotenemia): Chứng bệnh này đề cập đến một sự đổi màu da sang màu vàng nhạt trên lòng bàn tay và lòng bàn chân gây ra do tăng lượng carotene trên da.
- Tóc và lông phát triển chậm, khô và dễ gãy: Đây là hậu quả của tình trạng giảm tiết bã nhờn trên da khiến lông, tóc trở nên khô, thô hơn và chậm phát triển, dễ gãy, rụng.
- Chứng rụng lông mi (Madarosis): Cũng tương tự như vùng lông và tóc, thì lông mày và lông mi của bệnh nhân suy giáp cũng có xu hướng rụng tăng.
- Móng tay thô, mỏng, giòn và phát triển chậm.
- Chậm lành vết thương: Khả năng lành của các vết thương hở trở nên chậm chạp tương ứng với mức độ thiếu hụt hormone tuyến giáp.
- Hội chứng tăng tiết mồ hôi (Hypohidrosis): Bệnh nhân suy giáp đi kèm với sự bất thường trong bài tiết mồ hôi.