Cơn cường giáp kịch phát hay còn gọi là cơn bão giáp là nỗi kinh hoàng của các bệnh nhân bị bệnh lý tuyến giáp, với các triệu chứng điển hình đe dọa đến tính mạng người bệnh trên các hệ cơ quan tim, phổi, thần kinh, tiêu hóa và toàn thân. Hiện nay tình trạng này ít gặp phải tuy nhiên đã được xác định một số yếu tố khởi phát như: nhiễm trùng, sang chấn, stress, sau phẫu thuật tuyến giáp…

Các bướu tuyến giáp nói chung và cường giáp nói riêng cần được thăm khám và điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đối với bệnh nhân tuyến giáp, khi gặp cơn cường giáp kịch phát người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt và có các biện pháp cấp cứu nhanh chóng. Tránh các trường hợp xấu nhất xảy ra, bệnh nhân bị cơn bão giáp sẽ được điều trị tích cực để nhanh chóng kiểm soát bệnh bằng cách kết hợp các thuốc trong từng giai đoạn.

Thuốc kháng hormon tuyến giáp tổng hợp

Sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp trong đó chủ yếu là PTU đường uống: liều lượng sử dụng tùy thuộc vào mức độ bệnh, liều đầu 300-400mg sau đó 200mg/4 giờ hoặc dùng ngay 100mg/2 giờ trong ngày đầu, sau đó 300-600mg/ngày trong 3-6 tuần cho đến khi hội chứng cường giáp được kiểm soát. Nếu bệnh nhân hôn mê, hoặc các biến chứng nặng không uống được có thể cho uống thuốc qua ống thông mũi bao tử hoặc qua đường trực tràng.

Trong trường hợp không có PTU có thể dùng Methimazole đường uống thay thế với liều phù hợp.

 Cơn bão giáp là tình trạng nguy hiểm trong các bệnh lý tuyến giáp

Cơn bão giáp là tình trạng nguy hiểm trong các bệnh lý tuyến giáp

Dung dịch iod

Chỉ sau 1-2 giờ sau khi dùng kháng giáp tổng hợp, có thể dùng dung dịch muối NaI đường tiêm tĩnh mạch chậm hoặc sử dụng các chế phẩm đường uống của iod uống mỗi 12 giờ. Một lựa chọn khác là sử dụng dung dịch iod bão hòa 6-8 giọt uống mỗi 6 giờ. Đối với các trường hợp dị ứng với iod có thể sử dụng dung dịch lithium thay thế và theo dõi thường xuyên. 

Iod là một dưỡng chất quan trọng cho tuyến giáp đồng thời cũng là cứu tình không thể thiếu trong cơn cường giáp kịch phát.

Corticoid kết hợp

Corticoid là một phần không thể thiếu trong cấp cứu bệnh nhân bị cơn bão giáp. Có thể dùng Dexamethason hoặc Hydrocortison. Các thuốc nhóm chống viêm, giảm đau và ức chế miễn dịch nhóm Corticoid này còn có tác dụng ức chế TSH – kích thích tố tuyến giáp, giảm sự chuyển T4 (Tetrathyronin) thành T3 (Trithyronin) ở ngoại biên. Nhờ đó làm thuận lợi cho quá trình tân tạo Glycogen và tích lũy ở gan. Nhóm Corticoid này gia tăng tác dụng khi kết hợp cùng PTU, Propranolol và iod.

Propranolol - Thuốc ức chế giao cảm

Thuốc được sử dụng nhiều nhất là propranolol đường uống hoặc đường tiêm suốt quá trình cấp cứu. Đối với bệnh nhân suy tim có thể sử dụng digoxin thay thế. Mục đích của các thuốc này là nhanh chóng kiểm soát nhịp tim, ổn định huyết áp tránh các biến chứng và tổn thương trên thần kinh và tim mạch do cường giáp gây ra.

Ngoài các thuốc điều trị chính, còn cần sử dụng thêm các thuốc điều trị hỗ trợ khác. Người bệnh cần nhanh chóng được đưa về trạng thái bình giáp trong vòng chậm nhất 24 giờ. Cơn bão giáp hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được phát hiện và điều trị sớm.