Cường giáp là tình trạng sản xuất quá mức của tuyến giáp, hormon tuyến giáp được tiết ra quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng các tế bào trong cơ thể hoạt động không đúng. Cường giáp nếu không được điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Có 3 phương pháp điều trị cường giáp là sử dụng thuốc kháng giáp, xạ trị và phẫu thuật. Ngoài ra có thể kết hợp các biện pháp điều trị triệu chứng nếu cần thiết.

Điều trị cường giáp bằng thuốc kháng giáp

Các bệnh nhân với các tình trạng cường giáp thường gặp như bệnh Basedow hoặc bướu cổ nốt độc tuyến giáp thì thuốc kháng giáp thường được sử dụng trong chỉ định ban đầu để bảo tồn tuyến giáp. Mục tiêu trong điều trị bằng thuốc là ngăn chặn tác dụng quá mức của hormon tuyến giáp. Hai loại thuốc phổ biến trong thể loại này là methimazol và propylthiouracil (PTU), có vai trò cản trở tác dụng của hormon tuyến giáp trong cơ thể, từ đó hạn chế được các triệu chứng của cường giáp. Các thuốc kháng giáp tổng hợp sẽ giúp kiểm soát cường giáp sau vài tuần sử dụng.

Các thuốc này tương đối an toàn, số ít trường hợp gây tác dụng phụ như phát ban, ngứa, sốt nhưng thường không phổ biến. Một số bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị cần tái khám để xác định nguyên nhân hoặc đổi thuốc.

3 phương pháp điều trị cường giáp

3 phương pháp điều trị cường giáp

Điều trị cường giáp bằng iod phóng xạ

Dùng iod phóng xạ là phương pháp rộng rãi nhất được đề nghị điều trị thường trực của cường giáp. Đây là phương pháp lợi dụng sự tập trung iod của tuyến giáp. Bằng cách đưa vào cơ thể một lượng iod phóng xạ, các chất này được bắt giữ tại tuyến giáp, chúng phóng xạ và tiêu diệt các tế bào tuyến giáp bất thường. Lợi thế của iod phóng xạ là chúng không bị hấp thụ bởi các tế bào khác trong cơ thể. Cách điều trị này thường phải mất 1-2 tháng, nhưng các thuốc phóng xạ hoàn toàn biến mất khỏi cơ thể trong vòng một vài ngày. Đa số bệnh nhân cường giáp được chữa khỏi với một liều iod phóng xạ duy nhất.

Nhược điểm của phương pháp này là việc tiêu diệt các tế bào tuyến giáp bằng iod phóng xạ có thể dẫn đến một tình trạng suy giáp sau đó. Tuy nhiên cũng chưa có nghiên cứu nào cho thấy iod phóng xạ gây ra bệnh ung thư tuyến giáp hay để lại hậu quả xấu đối với cơ thể cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ sau điều trị.

Phẫu thuật bướu cường giáp

Một biện pháp chữa bệnh lâu dài cho bệnh nhân cường giáp là phẫu thuật loại bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp. Phẫu thuật không được sử dụng thường xuyên như các phương pháp điều trị khác đối với bệnh lý này. Phẫu thuật cường giáp thường được áp dụng khi các phương pháp nội khoa và xạ trị không có tác dụng.

Nhược điểm của phương pháp này là tình trạng suy giáp vĩnh viễn. Ngoài ra, các biến chứng trong phẫu thuật cũng là một yếu tố cần được xem xét.

Tuy nhiên, tiên quyết trong điều trị cường giáp là nội khoa, chỉ khi điều trị nội khoa không hiệu quả hay nghi ngờ nguy cơ phát triển ác tính mới có cân nhắc sử dụng các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật hay xạ trị. Trong y học cổ truyền chú trọng việc điều trị cường giáp theo cơ chế điều hòa miễn dịch, cải thiện triệu chứng của bệnh. Đây là lý do mà thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính hải tảo kết hợp cùng các dược liệu khác như: Ba chạc, bán biên liên, khổ sâm, giúp tăng cường sức khỏe cho tuyến giáp, từ đó giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh. Việc điều trị nội khoa tích cực kết hợp với sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị sẽ giúp hạn chế việc sử dụng các biện pháp can thiệp đến tuyến giáp, phòng ngừa được nguy cơ suy giáp và bảo tồn được hoạt động của tuyến giáp. Sản phẩm có hiệu quả cho các trường hợp bị bướu tuyến giáp đơn thuần, suy giáp, cường giáp và sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp.