Khi bạn bị bệnh nhược giáp, các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm mệt mỏi, trầm cảm, táo bón và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. May mắn thay, ăn một số thực phẩm nhất định có thể giúp tăng hiệu quả kiểm soát bệnh nhược giáp (suy giáp), cải thiện kích thước bướu cổ. Đó là những loại thực phẩm nào mà có tác dụng tuyệt vời đến vậy? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Các biểu hiện thường gặp của bệnh nhược giáp

Bệnh nhược giáp còn được biết đến với tên gọi quen thuộc như suy giáp, giảm năng tuyến giáp,… Đây là hội chứng xảy ra do tuyến giáp không sản sinh đủ hormone cần thiết giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Là cơ quan nội tiết quan trọng nhất của cơ thể, tuyến giáp tham gia vào các hoạt động chuyển hóa, điều hòa tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Do đó, tình trạng nhược giáp gây nên những ảnh hưởng với các biểu hiện như:

- Mệt mỏi: Người bệnh không thể thực hiện các công việc hằng ngày dù đã nghỉ ngơi và ăn uống điều độ. Bên cạnh đó còn kèm theo các biểu hiện như bồn chồn, mất tập trung và suy giảm trí nhớ.

- Tăng cân: Đây là một trong những dấu hiệu điển hình thường gặp của người bị nhược giáp. Cơ thể người bệnh giảm chuyển hóa từ 15 – 40%, khiến cho năng lượng không được tiêu thụ dẫn đến tăng cân, ngay cả khi nhược giáp nhẹ cũng có nguy cơ tăng cân, béo phì và khuôn mặt sưng húp, trọng lượng dư thừa.

- Táo bón: Tuyến giáp hoạt động kém gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, đặc biệt là người bệnh gặp phải tình trạng táo bón. Táo bón được hiểu là tình trạng đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, hay gặp phải tình trạng phân cứng và khó khăn trong mỗi lần đại tiện.

- Cảm lạnh: Nhược giáp dẫn đến chậm quá trình trao đổi chất, giảm nhiệt độ cơ thể. Khả năng chịu lạnh của người bệnh kém, thường có cảm giác lạnh ngay cả mùa hè hay ở trong phòng đã được sưởi ấm.

- Da khô, tóc dễ rụng và móng tay yếu.

- Thiếu máu: Biểu hiện là rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn, lượng máu ra ít hơn bình thường.

- Tê bì tay chân.

Nếu không được điều trị, các dấu hiệu và triệu chứng của nhược giáp trạng sẽ trở nên trầm trọng hơn. Sự kích thích liên tục của tuyến giáp để giải phóng nhiều hormone hơn có thể khiến cho tuyến bị phì đại (bướu cổ). Ngoài ra, trí nhớ của người mắc cũng bị suy giảm, khiến họ luôn cảm thấy chán nản. Nguy hiểm hơn, suy giáp ở mức độ nặng còn có nguy cơ cao dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim, tuy trường hợp này rất hiếm, nhưng khi nó xảy ra sẽ đe doạ tính mạng.

Tại sao tình trạng nhược giáp lại xuất hiện?

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng nhược giáp. Tuy nhiên, hai nguyên nhân phổ biến gây bệnh nhược giáp đó là do thiếu iod và sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch được xem là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người trước tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm; sửa chữa các tế bào hư hỏng; phòng tránh ung thư;… Tuy nhiên, vì nhiều lý do như chế độ ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt iod, uống nhiều rượu, căng thẳng kéo dài, ô nhiễm môi trường,… khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn dẫn đến nhận nhầm mô tuyến giáp là tác nhân gây hại nên sản xuất ra kháng thể tự sinh tấn công, phá hủy chúng. Điều này làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp, dẫn đến các biểu hiện của bệnh nhược giáp như cơ thể suy nhược, rụng tóc, da khô,....

Tình trạng thiếu iod phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Iod là nguyên tố vi lượng rất cần thiết tham gia tổng hợp các hormone và duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp. Cơ thể không tự tạo ra iod được, nên phải lấy từ nguồn thực phẩm. Do đó nếu thiếu hụt iod, tuyến giáp không thể sản xuất được hormone, vì thế, cơ quan nội tiết này sẽ sinh ra phản ứng tự nhiên là phình to ra để thu giữ iod có trong máu nhằm tổng hợp lượng hormone còn thiếu, trường hợp này còn gọi là bướu cổ nhược giáp. Tuy nhiên, hành động bắt giữ iod của tuyến giáp lại khiến cho các tế bào, mô và cơ quan khác bị thiếu hụt iod dẫn đến: Suy giảm trí nhớ, các khuyết tật về thần kinh, tâm thần, trẻ em chậm lớn, trí tuệ kém phát triển,... Đặc biệt là cơ thể thiếu hụt iod trầm trọng sẽ khiến cho hệ miễn dịch cũng ngày càng suy yếu, rối loạn, khiến cho bệnh trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng một số thuốc như: Thuốc chống viêm, thuốc trị bệnh tim và bệnh tâm thần,… kéo dài cũng có thể gây bệnh nhược giáp.

Thuốc chống viêm, thuốc trị bệnh tim và bệnh tâm thần,… kéo dài cũng có thể gây bệnh nhược giáp

7 loại thực phẩm tuyệt vời cho người bị bệnh nhược giáp

Theo các chuyên gia, ngoài việc dùng thuốc điều trị, người bị bệnh nhược giáp có thể cải thiện bệnh bằng cách thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sau đây là 7 thực phẩm mà người bị bệnh nhược giáp nên bổ sung:

Các acid béo omega-3 trong cá biển như cá hồi, cá ngừ hoặc cá mòi là sự lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân suy giáp. Người bị bệnh nhược giáp thường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch do lượng cholesterol trong máu tăng cao. Trong khi đó, omega-3 có tác dụng giảm viêm, giúp tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Cá cũng là một nguồn cung cấp selenium rất tốt cho cơ thể, chất này tập trung nhiều nhất vào tuyến giáp. Selenium cũng giúp giảm viêm, một triệu chứng thường thấy ở người bị bệnh nhược giáp.

Các loại hạt

Một nguồn selenium khác, đó là các loại hạt, bạn có thể sử dụng chúng rất tiện lợi và mang đi được bất cứ nơi đâu. Đó là các loại hạt như hạt hướng dương, hạt mắc ca và hạt phỉ, tất cả đều có hàm lượng selenium đặc biệt cao, giúp ổn định hoạt động chức năng của tuyến giáp.

Các loại ngũ cốc

Táo bón là một triệu chứng phổ biến của bệnh nhược giáp. Các loại thức ăn giàu chất xơ như ngũ cốc, bánh mì, mì ống và gạo có hàm lượng chất dinh dưỡng cao sẽ giúp điều hòa nhu động ruột. Tuy nhiên, chất xơ có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu hormone tuyến giáp tổng hợp, nên người bệnh cần chú ý sử dụng nó xa bữa ăn.

Trái cây và rau tươi

Một triệu chứng sớm của bệnh nhược giáp là tăng cân. Các loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp, nhiều vitamin và khoáng chất như hoa quả và rau tươi là nền tảng của một chương trình giảm cân thành công. Do đó, bệnh nhân nhược giáp hãy bổ sung thêm trái cây tươi hoặc rau trong mỗi bữa ăn. Các loại thực phẩm như quả việt quất, anh đào, khoai lang và ớt xanh cũng giàu chất chống oxy hóa, giàu chất dinh dưỡng được khuyến cáo là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Tuy nhiên, bệnh nhân nhược giáp nên hạn chế việc ăn các loại rau họ cải, chẳng hạn như bông cải xanh và cải bắp, vì chúng có thể ngăn chặn khả năng hấp thụ iod của tuyến giáp, giảm tổng hợp hormone tuyến giáp, điều này làm nặng thêm tình trạng bệnh nhược giáp.

Hải tảo

Hải tảo hay còn gọi là rong biển có hàm lượng iod cao, một chất dinh dưỡng cần thiết cho chức năng tuyến giáp. Ngoài ra, rong biển cung cấp dinh dưỡng bao gồm chất xơ, canxi, vitamin A, B, C, E, và K. 

Ngoài ra, hải tảo còn chứa các alginate có tác dụng điều hòa miễn dịch, giúp ổn định các rối loạn gây bệnh tuyến giáp, đây là điều rất cần thiết trong điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Do đó, người bệnh suy giáp nên sử dụng hải tảo dưới dạng thực phẩm ăn hàng ngày hoặc sử dụng các chế phẩm chứa hải tảo để hỗ trợ điều trị bệnh nhược giáp.

 Sữa

Có một mối liên quan giữa sự thiếu hụt vitamin D và bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh nhược giáp. Sữa không chỉ bổ sung vitamin D, mà còn có lượng canxi, protein và iod. Bởi vì Hashimoto cũng có thể dẫn đến những vấn đề về ruột như ợ nóng, thực phẩm như sữa chua chứa vi khuẩn có lợi có thể giúp điều chỉnh các vi khuẩn đường ruột khác.

Quả đậu

Đây là một loại thực phẩm dễ kiếm và rất giàu dưỡng chất. Quả đậu có chứa chất đạm, chất chống oxy hóa, carbohydrate, rất nhiều vitamin và khoáng chất. Chúng cũng có nhiều chất xơ, có thể có lợi nếu bạn bị táo bón, tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị nhược giáp. Người bệnh có thể sử dụng quả đậu trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, ăn một lượng vừa đủ để đảm bảo không dư thừa.