“Sau mổ bướu cổ có kiêng nói không” là thắc mắc chung của rất nhiều người đã gửi đến cho chúng tôi trong thời gian vừa qua. Như các bạn đã biết, phẫu thuật (mổ) là một trong những phương án điều trị bướu cổ phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trong và sau quá trình thực hiện đôi khi có thể xảy ra một số vấn đề ngoài ý muốn. Để giải đáp băn khoăn sau mổ có kiêng nói không, mời các bạn cùng theo dõi nội dung dưới đây.

Mổ bướu cổ được thực hiện khi nào?

Tùy theo mức độ và tình trạng của mỗi người mà biện pháp can thiệp ngoại khoa sẽ được chỉ định, cụ thể:

- Với loại bướu cổ đơn thuần: Khi mắc phải loại bướu cổ này, thông thường, bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng thuốc uống theo chỉ định, kết hợp với các sản phẩm thảo dược giúp làm mềm u bướu, cải thiện triệu chứng và phòng tránh tái phát. Tuy nhiên, nếu kích thước bướu quá to, gây mất thẩm mỹ, chèn ép các cơ quan lân cận gây vướng víu, khó thở, khó nuốt thì phải tiến hành phẫu thuật.

- Với loại bướu giáp nhân: Bướu giáp nhân gồm 2 loại ác tính và lành tính, với các phương pháp điều trị không giống nhau.

+ Nếu bướu giáp nhân là ác tính (hay ung thư) thì buộc phải phẫu thuật để cắt bỏ tuyến giáp.

+ Nếu bướu giáp nhân là lành tính với kích thước nhỏ, bệnh nhân chỉ cần uống thuốc, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược và theo dõi thường xuyên. Tuy nhiên, khi bướu giáp nhân lành tính phát triển lên thành kích thước lớn, gây chèn ép, khó thở, khó nuốt thì cũng cần phải phẫu thuật.

- Với bướu cổ cường giáp: Bệnh nhân bướu cường giáp được điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc tim mạch trong khoảng 12 – 18 tháng. Phương pháp này áp dụng cho người bị cường giáp có bướu cổ lan tỏa độ 1 hoặc tuyến giáp còn trong kích thước bình thường. Còn trường hợp bướu cường giáp phát triển với kích thước lớn độ 2, độ 3, sau khi điều trị nội khoa ổn định các triệu chứng (lên cân, hết run tay, tim đập bình thường, mạch hết nhanh) thì cần phẫu thuật. Người bệnh sẽ phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp tùy thuộc vào tình trạng bướu. Sau phẫu thuật, một số biến chứng có thể xảy ra như: Chảy máu, khàn tiếng, hạ canxi hoặc suy giáp. Vì thế, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe là điều rất cần thiết.

Sau mổ bướu cổ có kiêng nói không?

Sự thay đổi về giọng nói như khàn tiếng, giọng nói yếu, nhỏ là biến chứng thường gặp sau mổ bướu cổ, có thể xảy ra ở 5 – 10% các trường hợp. Điều này xảy ra là do thao tác trong phẫu thuật có thể làm dịch chuyển vị trí của các dây thần kinh thanh quản hoặc bởi vì sự viêm nhiễm có thể xảy ra sau đó. Có hai dây thần kinh thanh quản nằm cạnh tuyến giáp, đảm nhiệm vai trò điều khiển giọng nói. Đó là dây thần kinh thanh quản quặt ngược và nhánh ngoài của dây thần kinh thanh quản trên. Trong quá trình phẫu thuật có thể làm tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược, dẫn đến bệnh nhân bị mất giọng hoặc khiến âm sắc giọng nói của người bệnh thay đổi, ví dụ đang từ giọng trầm thành giọng cao. Nếu cả hai dây thần kinh thanh quản đều bị tổn thương, người bệnh không chỉ bị mất giọng mà còn có thể bị khó thở, suy hô hấp – một tình trạng cần cấp cứu. Tỷ lệ dây thần kinh này bị tổn thương vĩnh viễn là khoảng 1%, một số trường hợp khác có thể cải thiện sau 1 tuần hoặc cũng có thể kéo dài hơn 6 tháng. Vì thế, đối với những người làm nghề ca sĩ, MC hay giáo viên cần sử dụng đến giọng nói thường xuyên thì nên thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật. Vậy sau mổ bướu cổ có kiêng nói không?

 Sau mổ bướu cổ có kiêng nói không?

Sau mổ bướu cổ có kiêng nói không?

Chuyên gia nội tiết cho biết, nếu bệnh nhân vừa mổ bướu cổ xong thì không nên nói nhiều vì lúc này vùng cổ vừa mới bị tổn thương, còn cứng và đau. Tuy nhiên, sau một vài ngày, khi cơ thể bắt đầu hồi phục trở lại, bệnh nhân có thể nói được bình thường, nhưng mới đầu chỉ nên nói nhỏ và chậm. Tùy theo kiểu phẫu thuật là mổ mở hay mổ nội soi mà thời gian hồi phục của người bệnh nhanh hay chậm. Khi mổ nội soi, thường khả năng hồi phục của người bệnh sẽ nhanh hơn.

Sau mổ, người bệnh cần được kiểm tra thanh quản xem có dấu hiệu của tổn thương không? Giọng nói có vấn đề gì bất thường không? Với những bệnh nhân gặp biến chứng mất giọng hoặc thay đổi giọng nói sau phẫu thuật, sẽ cần phải có phương pháp trị liệu riêng, gọi là liệu pháp ngôn ngữ. Để tránh tác động xấu đến vết mổ chưa phục hồi, người bệnh cần chú ý luyện tập nói nhỏ, tránh cử động mạnh vùng cổ. Dù có thể tự phục hồi sau mổ nhưng có vẫn có một số trường hợp cần sự can thiệp phẫu thuật để lấy lại giọng nói như tiêm phồng dây thanh, chuyển vị trí của dây thanh quản,…

Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong quá trình phục hồi giọng nói sau phẫu thuật. Người bệnh sau mổ nên ăn đồ mềm, lỏng như sữa, canh, cháo, sinh tố,… tránh ăn đồ cứng, uống bia rượu, chất kích thích.