Bạn lo lắng, sợ hãi khi cổ mình xuất hiện một khối u (bướu) ngày càng to ra kèm theo cảm giác khó thở, nuốt nghẹn? Bạn băn khoăn không biết bướu cổ gây khó thở có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị bệnh an toàn, hiệu quả? Để tìm câu trả lời cho các thắc trên, mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tại sao bướu cổ lại gây khó thở?
Tuyến giáp có cân nặng trung bình khoảng 30g, nhưng khi phát triển thành bướu, khối lượng thường tăng lên rất nhiều (từ 400-500g). Bướu cổ chia làm 4 loại đó là: Bướu cổ đơn thuần, bướu cổ cường giáp, bướu cổ suy giáp, ung thư tuyến giáp.
Thông thường, ở giai đoạn đầu, người mắc thường không có dấu hiệu đặc trưng, chỉ khi có biểu hiện: Mệt mỏi, khó thở, nuốt vướng người bệnh mới đi khám và vô tình phát hiện mình mắc bệnh. Vậy tại sao bướu cổ lại gây khó thở?
Trả lời về câu hỏi này, các chuyên gia cho biết: Khi khối bướu phát triển sẽ gây chèn ép khí quản, làm người mắc khó thở, khò khè, phải gắng sức để thở, giống như người bị hen. Để xác định chính xác tình trạng khó thở do bướu cổ hay các bệnh khác, người mắc cần được chụp X- Quang, siêu âm, sinh thiết,...
Bướu cổ gây khó thở - Phải làm sao để điều trị?
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, triệu chứng và các bệnh lý mắc kèm mà chuyên gia nội tiết sẽ chỉ định phương pháp điều trị bướu cổ phù hợp:
- Phẫu thuật: Phương pháp này được thực hiện khi khối bướu to khiến người bệnh khó thở, thở gấp. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do u tuyến giáp ác tính ăn lan vào khí quản hoặc do khối bướu to chèn ép vào cơ quan này,… Mặc dù phương pháp mổ giúp thu nhỏ khối bướu, tuy nhiên, việc can thiệp ngoại khoa có thể gây suy giáp sau phẫu thuật và khi đó, bạn phải sử dụng thêm thuốc thay thế hormone tuyến giáp để khắc phục tình trạng này. Bên cạnh đó, các biến chứng có thể xảy ra sau mổ bướu cổ bao gồm: Nhiễm trùng, chảy máu, tắc nghẽn đường thở, khàn giọng và nồng độ canxi trong máu thấp bất thường.
- Phóng xạ iod (I-131): Đối với những trường hợp bị tái phát sau mổ hoặc đối tượng chống chỉ định với phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho người bệnh điều trị bằng phương pháp phóng xạ iod.
Iod phóng xạ hoạt động bằng cách phá hủy các tế bào mô tuyến giáp, do đó làm giảm nồng độ hormone. Bệnh nhân sẽ được uống I-131 dưới dạng dung dịch lỏng hoặc viên con nhộng, phần lớn chất I-131 theo máu đi vào tuyến giáp, phóng ra các hạt phóng xạ hủy hoại mô mà chúng tiếp xúc, làm cho tuyến giáp ngưng tiết hormone, khối bướu nhỏ lại và có thể trở về bình thường. Tuy nhiên, phương pháp này không chữa khỏi được bệnh, người mắc vẫn có thể bị tái phát sau điều trị bằng I-131. Phụ nữ có thai hoặc dự định mang thai trong vòng 6 tháng gần nhất không nên áp dụng với phương pháp điều trị này.
Chế độ ăn cho người bị bướu cổ là gì?
Người bị bệnh bướu cổ nên có chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ. Những thực phẩm tốt cho người bệnh có thể kể đến là: Măng tây, cà rốt, tỏi, hành tây, dứa, cà chua, cải xoong và dâu tây.
Một số thực phẩm và đồ uống có hại mà người bị bướu cổ nên tránh, bao gồm: Đường trắng, thịt, thức ăn chiên xào hay dầu mỡ, chất bảo quản, gia vị cay nóng, trà, cà phê và rượu.