“Bị suy tuyến giáp có nguy hiểm không” là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi mà bệnh ngày càng phổ biến. Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây suy tuyến giáp

Suy tuyến giáp là một hội chứng (tập hợp các triệu chứng do nhiều bệnh gây nên) chứ không phải là một bệnh riêng biệt. Có nhiều yếu tố gây ra tình trạng này nhưng nguyên nhân sâu xa được xác định là do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Bình thường, hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu và rối loạn sẽ nhận nhầm những tế bào, mô tuyến giáp là tác nhân gây hại nên sản xuất ra kháng thể tự tấn công, phá hủy chúng, làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp. Khi đó, những tế bào lành của tuyến giáp sẽ hoạt động mạnh hơn để bù lại lượng hormone bị thiếu hụt, khiến tuyến giáp phình to và hình thành bướu ở cổ.

Bị suy tuyến giáp có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh suy giáp có thể tiến triển xấu và gây ra vô số biến chứng. Cụ thể:

Xuất hiện khối bướu ở cổ

Khi tuyến giáp cố gắng tạo ra đủ lượng hormone để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, sự kích thích quá mức có thể khiến tuyến giáp phình to, xuất hiện bướu cổ, ảnh hưởng đến việc ăn uống và gây mất thẩm mỹ.

Gây nên các vấn đề về tim mạch

Bệnh suy tuyến giáp cho dù ở giai đoạn đầu hay với mức độ nhẹ nhất cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của bạn. Tuyến giáp hoạt động kém có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim vì nó làm tăng mức cholesterol "xấu". Quá nhiều cholesterol “xấu” là yếu tố dẫn đến xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Hơn nữa, tình trạng suy tuyến giáp trạng cũng có thể khiến dịch tích tụ xung quanh tim, làm tăng nguy cơ tràn dịch màng ngoài tim.

Tăng nguy cơ vô sinh

Các bác sĩ phụ khoa và bác sĩ nội tiết sinh sản tại Trung tâm Y tế UCLA ở Santa Monica, California cho biết, sự thiếu hụt hormone tuyến giáp làm cho buồng trứng sản xuất ít progesterone hơn, do đó, phụ nữ bị suy tuyến giáp có thể không rụng trứng hoặc rụng trứng không thường xuyên, điều này ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Tâm trạng thất thường

Hormon tuyến giáp sản xuất quá ít sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ serotonin trong não - loại hormone giúp chúng ta cảm thấy vui vẻ. Do đó, người bị suy giáp thường xuyên thay đổi tâm trạng

Phù niêm

Phù niêm xảy ra khi suy giáp đã xuất hiện một thời gian dài mà không được điều trị. Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng đây là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tình trạng này có thể làm chậm quá trình trao đổi chất đến mức khiến người mắc rơi vào trạng thái hôn mê. Nếu người bị suy giáp có những biểu hiện như: Mệt mỏi quá mức, không chịu được lạnh thì hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.