Chào bạn! Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của mỗi người là dinh dưỡng (31%-32%); di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%), môi trường sống , ánh nắng, tâm lý, bệnh tật, giấc ngủ...(25%-26%). Nếu được nuôi dưỡng tốt, trong cùng một gia đình, thế hệ sau luôn luôn có chiều cao vượt hơn thế hệ trước. Bạn cần lưu ý đến các vấn đề:
Dinh dưỡng: cơ thể bạn đang trong giai đoạn phát triển, muốn có chiều cao tốt, không nên ăn uống kiêng cữ mà phải bổ sung đầy đủ chất, nhất là đủ protein (có nhiều trong thịt nạc, cá, trứng, sữa, các hạt họ đậu) và canxi (có nhiều trong cá hộp nguyên xương, cá nhỏ kho nhừ ăn cả xương, tôm, cua, ốc, sữa, rau xanh).
Giấc ngủ: rất quan trọng vì quá trình phát triển chiều dài xương diễn ra vào ban đêm. Em không nên thức khuya, nên ngủ trước 22 giờ. Ngủ đủ giấc, ít nhất 8 giờ/đêm. Vì hormon tăng trưởng (Growth Hormone - GH) tiết ra nhiều trong thời gian từ 23 giờ - 1 giờ.
Vận động: tập luyện đúng phương pháp làm tăng quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu, tăng tiết hormon tăng trưởng (GH), tăng trọng khối xương. Việc tập cường độ cao 1,5-2 giờ mỗi ngày có thể làm tăng GH lên 3 lần. Ở những người tập ban ngày, về đêm lại thấy tăng GH lần nữa.
Trong các trường hợp lùn do suy chức năng tuyến giáp còn có những đặc điểm kèm theo: không phát triển cả chiều cao và thể lực; trí tuệ phát triển kém hoặc không phát triển; các triệu chứng suy chức năng tuyến giáp: uể oải, thờ ơ với ngoại cảnh, táo bón, định lượng T3, T4 huyết thanh thấp.
Để yên tâm hơn, bạn có thể đến các bệnh viện xét nghiệm một số yếu tố như định lượng T3, T4 huyết thanh.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Chuyên viên nội tiết.