Nghiên cứu với bệnh nhân bị bệnh cường giáp với nguy cơ bị rung nhĩ cho thấy bệnh nhân bị cường giáp có nguy cơ bi rung nhĩ cao hơn so với người có chức năng tuyến giáp bình thường.

Kết quả này chỉ ra giá trị của việc sàng lọc dài ngày đối với rung nhĩ ở những người cường giáp – khiến nhiều chức năng của cơ thể tăng nhanh.

Khoảng 1/100 phụ nữ và 1/1.000 nam giới bị cường giáp tại một vài thời điểm trong đời và bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi.

Nghiên cứu, do Christian Selmer thuộc Bệnh viện Trường đại học Gentofte, tại Hellerup, Đan Mạch, bao gồm hơn 586.000 người Đan Mạch được làm xét nghiệm máu đánh giá chức năng tuyến giáp trong thời gian 2000-2010. Trong trung bình 5,5 năm theo dõi, 3% số bệnh nhân được chẩn đoán rung nhĩ và 53% số bệnh nhân này là nữ giới.

Tuy nhiên, so với những bệnh nhân có chức năng tuyến giáp bình thường, người bị cường giáp cận lâm sàng (giai đoạn sớm) có nguy cơ rung nhĩ cao hơn 30%, trong khi những người có chức năng tuyến giáp cao hơn bình thường đã tăng 12% nguy cơ. Những người bị thiểu năng tuyến giáp có nguy cơ rung nhĩ thấp hơn so với người có chức năng tuyến giáp bình thường.

Trong khi nghiên cứu thấy mối tương quan chặt chẽ giữa hoạt động tuyến giáp và rung nhĩ thì nó không chứng minh được mối quan hệ nhân quả.

Tiến sĩ Suzanne Steinbaum, chuyên gia tim mạch phòng ngừa thuộc Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York, đồng ý với các tác giả rằng “việc nghiên cứu cường giáp cận lâm sàng là cần thiết để đánh giá đúng nguy cơ rung nhĩ của bệnh nhân và để điều trị bệnh trước khi có các biến chứng tim”.

Theo ông thì rất cần các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá bước tiếp theo: nên làm gì ở những bệnh nhân cường giáp cận lâm sàng để giảm nguy cơ rung nhĩ và liệu điều trị cường giáp cận lâm sàng có làm giảm việc tăng nguy cơ rung nhĩ này không? Cho tới thời điểm này, theo dõi chặt chẽ rung nhĩ ở các bệnh nhân cường giáp cận lâm sàng là rất xác đáng.

Để điều trị cường giáp, Tây y thường cho bệnh nhân sử dụng thuốc. Trong trường hợp nặng có thể dùng biện pháp i-ốt xạ trị hoặc phẫu thuật. Bên cạnh đó, Đông y tận dụng những vị thuốc thiên nhiên, hiệu quả, an toàn giúp cải thiện tình trạng bướu cổ như:
 
Hải tảo (rong biển): Là một loại thực phẩm giàu i-ốt và các chất dinh dưỡng tự nhiên, giúp nhuyễn kiên, tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt, tăng cường miễn dịch cơ thể. Vì vậy hải tảo có khả năng làm mềm khối u sưng trong các trường hợp bướu cổ. Người bệnh rửa sạch hải tảo 50g, thái nhỏ, cho vào nồi cùng gạo tẻ 100g đã vo sạch và cho 1 lít nước. Đun to lửa, sau đó bớt lửa, nấu thành cháo loãng, cho thêm muối vừa ăn. Mỗi ngày ăn hai lần vào buổi sáng và tối.
 
Hải tảo là dược liệu quý trong điều trị bệnh tuyến giáp.
 
Cháo ngũ vị: Đối với những trường hợp bướu cổ do bệnh cường giáp basedow, người bệnh cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để cân bằng hệ miễn dịch của cơ thể. Có thể dùng bài thuốc sau: lúa mạch 150g, toan táo nhân 10g, ngũ vị tử 10g, mạch môn 19g, hạt sen 10g, long nhãn 10g. Toan táo nhân, ngũ vị tử giã vụn, sắc cùng với mạch môn, lấy nước đặc. Hạt sen bỏ tâm, nấu nhừ để riêng. Lúa mạch nấu thành cháo, khi sắp chín thì cho các vị kia vào, ăn mỗi ngày một bát.
 
Bên cạnh đó, bài thuốc gồm các vị: hải tảo (thành phần chính), khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, neem (xoan Ấn Độ) cũng rất tốt đối với bệnh tuyến giáp, trong đó có bướu cổ.