Rối loạn tuyến giáp là tình trạng khá phổ biến ở nhiều quốc gia với tỉ lệ khác nhau, đặc biệt tỉ lệ mắc bệnh cao nhất trên thế giới là ở Ấn Độ, chiếm khoảng 11% đến 13% dân số. Trong đó, suy giáp (giảm chức năng tuyến) và cường giáp (tăng năng tuyến giáp) là hai tình trạng tuyến giáp thường gặp và gây các triệu chứng trái ngược nhau.

Bệnh tuyến giáp là gì?

Iốt là dưỡng chất cần thiết cho chức năng tuyến giáp, thiếu iốt thường gây bệnh bướu cổ cùng với suy giáp. Bệnh nhân có bướu cổ có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy tuyến giáp ở phần trước của cổ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bướu cổ không kèm theo rối loạn chức năng tuyến giáp, do đó, người bệnh có thể không cần điều trị và chú ý thăm khám định kì để tầm soát kích thước bướu cổ.

Các triệu chứng của tuyến giáp rối loạn đa dạng tùy thuộc vào tình trạng cường năng hay suy giảm chức năng tuyến giáp.

Suy giáp có thể gặp tình trạng: khó khăn trong giấc ngủ; mệt mỏi; kém tập trung trong công việc; da và tóc khô; hay phiền muộn; nhạy cảm với lạnh; đau khớp và cơ; tăng cân.

Cường giáp bắt đầu với triệu chứng: lo âu; cáu gắt hay ủ rũ; bồn chồn, tăng động; đổ mồ hôi hoặc nhạy cảm với nhiệt độ cao; tay run; rụng tóc; chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn và giảm cân. 

Những triệu chứng này đôi khi có thể cụ thể hoặc mơ hồ gây khó khăn để chẩn đoán một tuyến giáp bị rối loạn chức năng nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Cách duy nhất để chẩn đoán chắc chắn là thông qua siêu âm tuyến giáp và xét nghiệm chỉ số hormon tuyến. 

Biện pháp ngăn ngừa bệnh tuyến giáp an toàn và hiệu quả

Tương tự như các bệnh lý khác, thì lối sống cũng có vai trò quan trọng tác động đến hiệu quả kiểm soát bệnh. Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng hoạt động thể chất là rất cần thiết cho việc duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp tuyến giáp, đồng thời, ngủ đủ giấc và quản lý stress một cách hiệu quả, có vai trò quan trọng không kém trong việc kiểm soát chức năng tuyến giáp

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tuyến giáp:

+ Tránh hút thuốc.

+ Ăn thành nhiều bữa và điều độ là biện pháp quan trọng để quản lý chuyển hóa carbohydrate của cơ thể.

+ Luyện tập thể dục đều đặn.

+ Kiểm tra chức năng tuyến giáp bằng xét nghiệm.

+ Kiểm soát tình trạng thiếu máu, bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi.

+ Đảm bảo ngủ đủ giấc.

+ Nếu có triệu chứng nghi ngờ bệnh tuyến giáp thì nên đi khám chuyên khoa nội tiết chứ không nên tự ý điều trị.

+ Sử dụng sản phẩm thảo dược để bổ sung iốt và phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp.