Iod phóng xạ điều trị cường giáp bằng cách thu hẹp từ từ tuyến giáp của bạn và sau cùng là phá hủy tuyến. Liệu pháp này khá an toàn; trên thực tế, nó là phương pháp điều trị cường giáp được sử dụng phổ biến nhất ở Mỹ. Không giống như thuốc kháng giáp, iod phóng xạ là một phương pháp chữa trị cường giáp vĩnh viễn và đáng tin cậy hơn.
Xét nghiệm iod phóng xạ
Tùy thuộc vào liều lượng, iod phóng xạ có thể giết chết một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp của bạn. Bác sĩ sẽ yêu cầu sự hấp thu iod phóng xạ và quét để xác định liều cho bạn, nguyên nhân gây cường giáp và thông tin về mô tuyến giáp của bạn.
Trong xét nghiệm này, bạn sẽ uống một lượng nhỏ iod phóng xạ. Bác sĩ sẽ quan sát mức độ hoạt động của tuyến giáp bằng cách đo lượng iod mà nó hấp thụ. Bằng cách sử dụng thiết bị quét tuyến giáp, các bác sĩ sẽ phân biệt được các mô khỏe mạnh và bị bệnh.
Để xác định liều lượng iod phóng xạ tối ưu nhất, kích thước của tuyến giáp và kết quả của thử nghiệm hấp thu là hai yếu tố quan trọng nhất. Tuyến càng lớn thì liều iod phóng xạ càng lớn. Lượng iod mà tuyến giáp hấp thu càng cao thì liều iod phóng xạ càng nhỏ.
Iod phóng xạ hoạt động như thế nào?
Iod phóng xạ có thể phá hủy toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp của bạn. Trong khi có trường hợp khi bạn không cần phải tiêu diệt toàn bộ tuyến để giảm bớt các triệu chứng cường giáp của bạn, sự phá hủy toàn bộ tuyến giáp thường là cần thiết nhất. Hiện tượng này được gọi là sự huỷ diệt hay ăn mòn của iod phóng xạ.
Iod phóng xạ được bào chế dưới dạng trong viên uống, vì vậy bạn sẽ không cần phải nhập viện để điều trị. Sau khi uống thuốc, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên uống nhiều nước để việc thải trừ iod phóng xạ qua nước tiểu của bạn được dễ dàng.
Iod phóng xạ chỉ ảnh hưởng đến tuyến giáp của bạn. Các tế bào tuyến giáp là những tế bào chính trong cơ thể có thể hấp thụ iod, vì vậy có rất ít sự tiếp xúc bức xạ với các tế bào còn lại của cơ thể. Khi các tế bào tuyến giáp hấp thụ bức xạ, chúng sẽ bị phá hủy.
Khoảng 90% bệnh nhân chỉ cần một liều trước khi được chữa khỏi cường giáp. Mặc dù bạn chỉ có thể cần một liều duy nhất, nó có thể mất đến sáu tháng trước khi thuốc hoàn toàn phá hủy tất cả hoặc một phần của tuyến giáp. May mắn thay, hầu hết bệnh nhân đều có triệu chứng giảm khoảng một tháng sau khi điều trị.
Nếu các triệu chứng của bạn kéo dài 6 tháng sau khi điều trị, bạn có thể cần liều thứ hai. Trong trường hợp hiếm gặp nhất, một số bệnh nhân sẽ không được hưởng lợi từ liều thứ hai và thay vào đó có thể cần phẫu thuật.
Tác dụng phụ của iod phóng xạ
Tác dụng phụ thường gặp nhất của iod phóng xạ đó là suy giáp. Iod phóng xạ thường phá huỷ một lượng tế bào tuyến giáp quá mức, khiến cho tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone và dẫn đến tình trạng suy giáp. Đây là bệnh lý dễ điều trị hơn cường giáp. Nếu bạn phát triển suy giáp, bạn sẽ cần phải điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp lâu dài.
Các tác dụng phụ khác của iod phóng xạ bao gồm:
Vị kim loại trong miệng: Điều này có thể kéo dài trong vài tuần.
Buồn nôn: Điều này thường giảm xuống một đến hai ngày sau khi điều trị.
Tuyến nước bọt bị sưng: Điều này có thể kéo dài trong vài tuần. Nguyên nhân do iod được hấp thụ bởi các tuyến nước bọt.