Khổ sâm cho lá có tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae hay dân gian còn gọi cây khổ sâm cho lá là Khổ sâm Bắc bộ, cây cù đèn, cây co chạy đón (dân tộc Thái).

Cây khổ sâm nhỏ cao 0,7 – 1,0m, lá mọc cách hoặc hơi so le, cả hai mặt lá đều có nhiều lông hình khiên óng ánh, khi phơi khô mặt dưới lá có màu trắng bạc, mặt trên có màu nâu đen. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành.

Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, trong các vườn gia đình hoặc vườn thuốc ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Thường trồng bằng gieo hạt hay trồng bằng cành vào mùa xuân, Thu hái lá khi cây đang có hoa, đem phơi hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng.

hinh-anh-cay-kho-sam.webp

Cây khổ sâm nam tốt cho người bị bệnh tuyến giáp

Theo đông y: Lá Khổ sâm có vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát hay bình, có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát trùng.

Kinh nghiệm dân gian: Chữa ung nhọt, lở loét, viêm mũi, ỉa ra máu, viêm loét dạ dày-tá tràng, lỵ, đau bụng, tiêu hoá kém. Ngày dùng 15-20g lá sao vàng, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy nước sắc đặc để rửa, chữa mụn nhọt, lở ngứa.

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu khoa học như tại Cục Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Formosa, Vân Lâm, Đài Loan chứng minh Khổ sâm tác dụng như thuốc chống viêm và kháng u. Ngoài ra còn nghiên cứu tại College of Pharmacy, Đại học Chosun, 375 Seosuk-dong, Dong-gu, Gwangju 501-759, Hàn Quốc. Hai diterpenoids mới, crotonkinensins A (1) và B (2), được phân lập từ lá của cây thuốc đặc hữu Khổ sâm  Việt Nam. Cấu trúc của họ được xác định là 7alpha, 10alpha-epoxy-14beta-hydroxygrayanane-1 (5), 16 (17)-dien-2 ,15-Dione (1) và 7alpha, 10alpha-epoxy-14beta-hydroxygrayanane-1 (2 ), 16 (17)-dien-15-một (2) bằng cách phân tích quang phổ. Các hợp chất 1 và 2 cho thấy tác dụng chống viêm mạnh mẽ trên LPS gây ra ức chế COX-2 hoạt động quảng bá và COX-2 biểu hiện trong thô 264,7 tế bào.

Qua các nghiên cứu khoa học Khổ sâm đã được ứng dụng phối hợp sử dụng với các thành phần Hải tảo, KI, Ba chạc, Bán biên liên, Neem, Mgcl2 để tạo ra viên uống thảo dược có tác dụng lên các bệnh tuyến giáp như: Bướu giáp, cường giáp, suy giáp và ung thư tuyến giáp.