Hiện nay, có nhiều cách điều trị u tuyến giáp. Trong đó, mổ u tuyến giáp là phương pháp thường sử dụng khi được chẩn đoán là u ác tính hoặc khối u phát triển với kích thước lớn gây chèn ép cơ quan lân cận. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phải quay lại bệnh viện vì sau mổ, u tuyến giáp tái phát. Tại sao lại như vậy? Mời các bạn cùng tìm hiểu cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây.
Thế nào là u tuyến giáp?
U tuyến giáp là hiện tượng phát sinh một khối mô hoặc tế bào tập trung trước cổ, dưới đáy họng. Khối u này sẽ làm thay đổi chức năng, hoạt động của tuyến giáp và gây mất thẩm mỹ. U tuyến giáp có thể là lành tính hoặc ác tính (ung thư). Tuy nhiên, trường hợp u ác tính chỉ chiếm 4 - 7% số ca mắc bệnh và phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Dù là u tuyến giáp lành thì bệnh cũng đem lại rất nhiều phiền toái. Đầu tiên là gây mất thẩm mỹ, nếu u to ra sẽ khiến cổ bị phù, đồng thời có khả năng chèn ép lên các cơ quan khác dẫn đến khàn tiếng, nuốt vướng, hô hấp khó khăn. Đối với thể ác tính là ung thư tuyến giáp thì cũng không có triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, khi đã phát triển đến giai đoạn nặng thì người mắc có thể xuất hiện các dấu hiệu như: Khàn tiếng, nuốt khó, nổi hạch, u bám quanh cổ, đôi khi chảy máu và gây bội nhiễm, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không điều trị sớm.
Mổ u tuyến giáp được chỉ định khi nào?
Mổ u tuyến giáp chỉ nên thực hiện khi thật sự cần thiết. Đối với trường hợp u tuyến giáp ác tính thì phẫu thuật luôn là phương án lựa chọn đầu tiên. Còn nếu được chẩn đoán u tuyến giáp lành tính thì cần dựa trên nhiều yếu tố như vị trí, kích thước, tính chất của khối u, thể trạng sức khỏe người mắc,… Với những khối u kích thước nhỏ, chưa có dấu hiệu chèn ép thì phương án đầu tiên vẫn là thay đổi chế độ sinh hoạt, điều trị bằng hormone tuyến giáp kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược trong vòng ít nhất 6 tháng, sau đó kiểm tra, đánh giá lại. Với những khối u có kích thước trên 4cm, gây sưng vùng cổ, chèn ép, dẫn đến khó nuốt, khó thở thì sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Nếu u tuyến giáp đơn nhân hoặc đa nhân sau điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc khối u phát triển nhanh gây xuất huyết trong lòng bướu thì sẽ thực hiện biện pháp can thiệp ngoại khoa.
Tại sao mổ u tuyến giáp rồi nhưng vẫn bị tái phát?
Nhiều người cho rằng, nếu đã có u thì chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ khối u là khỏi. Thế nhưng, thực tế đã rất nhiều trường hợp phải quay lại bệnh viện vì u tuyến giáp tái phát. Tại sao vậy? Để giải đáp cho vấn đề này, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây u tuyến giáp là do đâu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này, trong đó, phổ biến nhất là do sự rối loạn của hệ miễn dịch. Nói chung, một khối u tăng sinh là kết quả từ sự phát triển bất thường của mô, tế bào. Thông thường, sự tăng trưởng và phân chia tế bào được điều hòa bằng cách, các tế bào già lỗi và mất chức năng sẽ tự chết đi theo quá trình “tự chết theo chương trình của tế bào”. Sau đó, các tế bào mới và khỏe mạnh được sinh ra để thay thế các tế bào đã chết. Trong bệnh u tuyến giáp lành tính, khối u xuất hiện khi hệ miễn dịch bị rối loạn, khiến cho quá trình “chết theo chương trình của tế bào” không xảy ra hay xảy ra quá ít, kết quả là các tế bào già lỗi không chết đi trong khi các tế bào mới được sinh ra liên tục. Còn trường hợp u tuyến giáp ác tính xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu khiến cho các tế bào bình thường trở nên bất thường và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô hay di căn đến cơ quan khác như gan, não, thận và xương. Đây chính là nguyên nhân “cốt lõi” hình thành nên u tuyến giáp, chính vì thế, các chuyên gia cho biết, nếu muốn khắc phục bệnh một cách triệt để thì cần tác động vào “phần gốc” này. Phẫu thuật tuyến giáp tuy có thể giúp giảm được kích thước khối u, nhìn bề ngoài có vẻ như khối u đã được “tiêu diệt”, thế nhưng, biện pháp này chỉ cải thiện được “phần ngọn” là giảm kích thước u bướu chứ không giải quyết được “gốc rễ” của bệnh đó là điều hòa hệ miễn dịch. Chính vì thế mà khi đã mổ u tuyến giáp rồi nhưng bệnh hoàn toàn có thể tái phát trở lại.