Suy giáp trạng bẩm sinh là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng, phát triển về thể chất và tâm thần của trẻ. Vậy suy giáp trạng bẩm sinh là gì? Có chữa được không? Đây chắc hẳn là băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ. Để giải đáp cho nỗi lo lắng này, mời các bạn cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây!

Suy giáp trạng bẩm sinh có thường gặp không?

Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết có hình cánh bướm nằm ở trước cổ, có vai trò sản xuất ra hormone thyroxin (T4) và triiodothyronin (T3) giúp điều hòa sự phát triển của cơ thể cả về thể chất lẫn tinh thần. Suy giáp trạng bẩm sinh là bệnh lý xảy ra khi tuyến giáp của trẻ sơ sinh sản xuất không đủ các hormone để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Tỷ lệ mắc bệnh suy giáp trạng bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là từ 1/3000 đến 1/4000. Suy giáp trạng bẩm sinh có thể do tuyến giáp không di chuyển tới đúng vị trí trong quá trình thai nhi phát triển và kết quả là tuyến giáp không thể hoạt động bình thường. Có một số trường hợp, tuyến giáp nằm đúng vị trí nhưng không phát triển bình thường và do đó không thể sản xuất được hormone.

 Suy giáp trạng bẩm sinh có thường gặp ở trẻ sơ sinh không?

Suy giáp trạng bẩm sinh có thường gặp ở trẻ sơ sinh không?

>>> XEM THÊM: Điều gì sẽ xảy ra nếu suy giáp không được điều trị?

Triệu chứng suy giáp trạng bẩm sinh

Hầu hết trẻ sơ sinh không có dấu hiệu suy giáp rõ ràng. Vì thế, trẻ cần được khám sàng lọc sau sinh để kiểm tra chức năng tuyến giáp. Điều này sẽ giúp chẩn đoán sớm trẻ bị suy giáp trạng bẩm sinh và có phương án điều trị kịp thời. Cách tiến hành như sau: Sau sinh 48 giờ, tiến hành lấy mẫu máu ở gót chân hay mu bàn tay của trẻ rồi thấm vào giấy thấm để làm xét nghiệm TSH (hormone tuyến yên) và T4. Nếu kết quả là TSH và T4 cao, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn để làm tiếp các xét nghiệm chẩn đoán chuyên biệt, từ đó đưa ra giải pháp theo dõi bệnh và điều trị phù hợp. Một vài trẻ bị suy giáp trạng bẩm sinh có thể xuất hiện những đặc điểm sau khi sinh hoặc trong vài tháng đầu đời như:

- Khuôn mặt sưng húp.

 Trẻ bị suy giáp trạng bẩm sinh thường có khuôn mặt sưng húp

Trẻ bị suy giáp trạng bẩm sinh thường có khuôn mặt sưng húp

- Lưỡi to và dày.

- Khóc khàn tiếng.

- Bụng trướng.

- Táo bón.

- Trương lực cơ kém.

- Vàng da (xuất hiện màu vàng của da và mắt).

- Thân nhiệt thấp.

- Chậm lớn.

Trẻ bị suy giáp trạng bẩm sinh nếu không được điều trị có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển của não bộ như: Đần độn, trí tuệ thấp,... ảnh hưởng đến việc học tập sau này.

>>> XEM THÊM: Mách bạn 7 loại thảo dược giúp điều trị suy giáp hiệu quả

Bị suy giáp trạng bẩm sinh có chữa được không?

Khi mắc suy giáp trạng bẩm sinh thì luôn có 1 câu hỏi được đặt ra là: Suy giáp trạng bẩm sinh có chữa được không? Để giải đáp cho thắc mắc này, chúng ta cần hiểu: Suy giáp trạng bẩm sinh xảy ra khi trẻ sơ sinh chào đời mà không có khả năng tạo ra lượng hormone tuyến giáp bình thường, đây là bệnh mạn tính và cần phải điều trị suốt đời. Bởi vậy, câu trả lời là suy giáp trạng bẩm sinh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng, bởi nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ hoàn toàn có khả năng sống khỏe mạnh bình thường. Suy giáp trạng bẩm sinh được điều trị bằng cách sử dụng thuốc hormone tuyến giáp gọi là levothyroxine. Levothyroxine có 2 dạng bào chế là dung dịch và viên nén. Khi trẻ chưa uống được dạng viên, có thể cho trẻ dùng dạng dung dịch hoặc bẻ viên nén ra hòa tan cùng nước hay sữa.

 Thuốc điều trị suy giáp trạng bẩm sinh

Thuốc điều trị suy giáp trạng bẩm sinh

Không nên trộn levothyroxine với sữa có chứa protein đậu nành vì sẽ làm giảm sự hấp thu từ ruột. Điều cực kỳ quan trọng là cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra lượng hormone tuyến giáp, tránh trường hợp bổ sung quá liều, dẫn đến các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi liều lượng của levothyroxine quá cao so với nhu cầu cơ thể, trẻ có thể gặp một số triệu chứng của cường giáp như: Tiêu chảy, sụt cân, quấy khóc, ngủ ít, phát triển nhanh. Nếu liều levothyroxine chưa đủ, trẻ có thể biểu hiện một số triệu chứng của suy giáp như: Táo bón, thân nhiệt thấp, tăng cân, chậm phát triển. Vì thế, việc xác định nồng độ hormone tuyến giáp, tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của chuyên gia nội tiết là rất cần thiết. Hơn nữa, việc điều trị bằng cách sử dụng hormone tuyến giáp cũng chỉ mới tác động vào phần ngọn chứ không giải quyết tận gốc nguyên nhân sâu xa của bệnh là sự rối loạn hệ miễn dịch. Phương pháp được các chuyên gia khuyến cáo hiện nay chính là sử dụng kết hợp các chiết xuất từ thảo dược có tác dụng tốt trong việc tăng cường chức năng tuyến giáp.

>>> XEM THÊM: Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị suy giáp levothyroxine