Bướu cổ là bệnh tuyến giáp phổ biến, gây không ít ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc. Vậy bướu cổ khi nào phải mổ? Mổ bướu cổ có nguy hiểm không? Mổ bướu cổ bao lâu lành? Làm sao để vết mổ bướu cổ nhanh lành?

 Mổ bướu cổ bao lâu lành?

Mổ bướu cổ bao lâu lành?

Bướu cổ khi nào phải mổ?

Bướu cổ hay còn được gọi là bướu tuyến giáp, xếp làm 3 nhóm: Lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp (tăng hoặc giảm hormon giáp trạng). Hiện nay, để điều trị bướu cổ, người ta thường áp dụng các phương pháp như: Uống thuốc, sử dụng iod phóng xạ, phẫu thuật. Vậy bướu cổ khi nào phải mổ? Trả lời câu hỏi này, chuyên gia cho biết: Phương pháp mổ bướu cổ sẽ được chỉ định cho các trường hợp như:

- Sau khi điều trị nội khoa không có kết quả.

- Bướu giáp thể nhân cần cắt bỏ sớm vì dễ ung thư hóa, nhất là ở bệnh nhân nam trên 40 tuổi.

- Các loại bướu cổ thể nang to nhanh chứa đầy máu và chìm sau xương ức, có kèm theo dấu hiệu chèn ép những cơ quan trong trung thất hoặc đe dọa vỡ.

- Gây mất thẩm mỹ.

- Bướu to gây chèn ép các cơ quan lân cận như: Thanh quản, khí quản, thực quản gây khàn giọng, khó thở, nuốt vướng.

Mổ bướu cổ có nguy hiểm không?

Hai biến chứng nguy hiểm thường gặp sau mổ bướu cổ là tổn thương dây thần kinh và tuyến cận giáp.

- Biến chứng tổn thương dây thần kinh: Trường hợp các dây thần kinh bị tổn thương trong quá trình mổ có thể gây ảnh hưởng tới giọng nói của người mắc. Bởi tuyến giáp nằm rất gần vị trí của hai dây thanh quản, nên nguy cơ tổn thương trong quá trình mổ có thể xảy ra. Hậu quả là khiến người mắc khàn tiếng, mất giọng.

   Sau mổ tuyến giáp, người mắc có thể gặp phải tình trạng khàn tiếng, mất giọng

Sau mổ tuyến giáp, người mắc có thể gặp phải tình trạng khàn tiếng, mất giọng

– Tổn thương tuyến cận giáp: Tuyến cận giáp giúp điều chỉnh lượng canxi trong máu. Nếu tuyến cận giáp bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật, người bệnh có thể phải bổ sung canxi qua đường thuốc uống cho đến hết đời.

Mổ bướu cổ bao lâu lành?

Hiện nay, có nhiều người thắc mắc: “Mổ bướu cổ bao lâu lành?”. Theo các chuyên gia: Thời gian vết mổ lành phụ thuộc vào sức khỏe, việc kiêng cữ và vệ sinh của bệnh nhân. Khi áp dụng phương pháp mổ nội soi, người bệnh sẽ được ra viện sau 3 - 5 ngày thực hiện thủ thuật.

Còn với trường hợp mổ hở thì cần thời gian người bệnh nằm viện lâu hơn. Bởi nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật sẽ cao hơn so với mổ nội soi. Thực tế cho thấy, thời gian lành vết mổ bướu cổ ở người cao tuổi thường kéo dài hơn. Họ thường phải nằm viện từ 7 – 10 ngày sau phẫu thuật mới được xuất viện về nhà. Sau khi xuất viện, người bệnh cần nghỉ ngơi thêm khoảng 1 tuần nữa thì mới có thể đi học, làm việc và sinh hoạt bình thường.

Làm sao để vết mổ bướu cổ nhanh lành?

Sau khi mổ, bệnh nhân cần nắm được một số lưu ý sau:

- Sau mổ, vết thương thường gây đau nhức nên người bệnh cần uống thuốc giảm đau đều đặn theo chỉ định. Vết thương sẽ hết đau sau 5 – 7 ngày.

- Nếu ở vết mổ xuất hiện tình trạng bầm tím thì cần báo bác sĩ để tiêm thêm thuốc tan huyết.

- Một số trường hợp bướu cổ lớn, bác sĩ cần đặt ống dẫn lưu tại vết mổ. Dịch dẫn lưu có thể thấm băng và có màu hơi hồng, nhưng chỉ sau 2 – 3 ngày là hết.

- Nếu mổ hở, người bệnh cần chăm sóc cẩn thận để không bị nhiễm trùng hoặc vết mổ để lại sẹo lồi.

- Sau mổ, người bệnh có thể ăn uống bình thường nhưng nên chọn những thực phẩm dễ tiêu.