Tuyến giáp gồm 2 thùy đó là: Thùy phải và thùy trái, có nhiệm vụ sản xuất hormone giúp điều hòa mọi hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Vì vậy, khi bất cứ thùy nào gặp vấn đề đều sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Nhiều người băn khoăn: Nang thùy phải tuyến giáp có nguy hiểm không? Để trả lời thắc mắc trên, mời bạn tham khảo bài viết sau.

Nang thùy phải tuyến giáp là gì?

Nang thùy phải tuyến giáp (còn gọi là bướu giáp nhân thùy phải, u nang thùy phải tuyến giáp) là những khối u (bướu) chứa đầy chất lỏng hoặc chứa cả dịch và mô đặc. Biểu hiện của bệnh là: Vùng cổ sưng to, mất cân đối, phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn so với nam giới, nhất là từ 36-55 tuổi.

Nguyên nhân gây u nang thùy phải tuyến giáp

Nguyên nhân phát triển của các nang tuyến giáp này là do di chứng viêm giáp hoặc phẫu thuật; Thường xuyên tiếp xúc với hóa trị, xạ trị; Hệ miễn dịch suy yếu hoặc hormone cơ thể biến đổi; Di truyền. Trong đó, sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch đóng vai trò then chốt dẫn đến hình thành khối u, vì thế các chuyên gia khuyến cáo: Nếu người mắc muốn khắc phục triệt để bệnh và chống tái phát thì cần tác động trực tiếp vào nguyên nhân này. Khi một trong hai thùy xuất hiện nang tuyến giáp qua hình ảnh siêu âm thì sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm, khám lâm sàng để phân loại Tirads.

U nang thùy phải tuyến giáp có nguy hiểm không?

Hầu hết các u nang thùy phải tuyến giáp là lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, khi khối u phát triển với kích thước lớn có thể chèn ép một số cơ quan lân cận gây ra các vấn đề như:
- Khó thở: U nang to chèn ép lên khí quản gây ra tình trạng khó thở.

- Khàn tiếng: Bướu to sẽ ảnh hưởng tới thanh quản gây khàn giọng, đôi khi là liệt dây thanh âm, làm hạn chế trong quá trình giao tiếp.

- Khó nuốt: Ngoài gây khó thở, khàn tiếng, bướu to có thể chèn ép thực quản làm khó nuốt, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Với u nang thùy phải tuyến giáp ác tính hay còn gọi là ung thư, tuy tỷ lệ mắc không cao (khoảng 5-10%) nhưng gây ra nhiều rắc rối cho người bệnh, nhất là khối u có khả năng di căn sang những cơ quan khác.

Khi tế bào ung thư di căn sang não, bệnh nhân thường có các triệu chứng như: Buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, suy giảm trí nhớ; Di căn sang phổi thường có biểu hiện ho thường xuyên, ho ra máu, khó thở, ho dai dẳng không khỏi; Di căn sang gan gây vàng da, vàng mắt, mẩn ngứa, mụn nhọt, suy giảm chức năng gan, gan hoạt động yếu; Di căn sang xương dẫn tới tình trạng xương giòn, dễ gãy, đau nhức xương khớp, nhức mỏi tay chân, khó đi lại, khó di chuyển đồ vật. Đặc biệt, quá trình di căn này thường xuất hiện cùng một lúc, do đó tỷ lệ tử vong rất cao.

Phương pháp điều trị u nang thùy phải tuyến giáp

Tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm, nguyên nhân và thể bệnh mà bạn sẽ nhận phác đồ điều trị phù hợp. Một số phương pháp được sử dụng hiện nay đó là:

Điều trị bằng thyroxine: Phương pháp này thường áp dụng cho những trường hợp có nhân giáp nhỏ, bướu giáp keo và chắc chắn loại trừ khả năng u ác tính.

Phẫu thuật loại bỏ nhân giáp: Phẫu thuật được chỉ định cho những người bị ung thư hoặc nghi ngờ ung thư dựa trên kết quả tế bào học, hoặc bướu giáp quá to gây chèn ép.

Điều trị iod phóng xạ: Phương pháp này áp dụng cho những bệnh nhân có bướu nhân hoạt động, kèm theo cường giáp.