Cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến, làm tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến các vấn đề sức khỏe tim mạch, xương, chuyển hóa. Các triệu chứng của cường giáp bao gồm mất ngủ, nhịp tim nhanh, run tay chân, lo lắng, tăng đói và giảm cân không rõ nguyên nhân. Ngoài việc điều trị y tế, một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các loại thực phẩm nhất định, có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng của cường giáp.

Những thực phẩm nếu bị cường giáp bạn chớ dại “tòm tem”

Thực phẩm gây dị ứng

Tiêu thụ thức ăn dễ gây dị ứng có thể làm cho các triệu chứng cường giáp trở nên tồi tệ hơn. Các triệu chứng có thể bao gồm phát ban da, khó thở, đau bụng và tiêu chảy. Nếu bạn nghi ngờ dị ứng thực phẩm, Trung tâm Y tế Đại học Maryland khuyến nghị tránh các loại thực phẩm bao gồm các sản phẩm sữa, gluten lúa mì, đậu nành, ngô và phụ gia thực phẩm nhân tạo. Khi bỏ qua các sản phẩm từ sữa, hãy đảm bảo bạn được cung cấp canxi từ các thực phẩm khác, chẳng hạn như gạo, hạnh nhân và hải sản. 

Các thực phẩm carbohydrat

Rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa carbohydrate và kiểm soát lượng đường trong máu nhưng bạn không thể ngừng tiêu thụ carbohydrate vì chúng là nguồn năng lượng chính của bạn. Để giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh lý có thể là hậu quả do bệnh tuyến giáp, thì nên hạn chế các nguồn thực phẩm có thể gây tăng đường huyết. Các thực phẩm này bao gồm các loại ngũ cốc chế biến, chẳng hạn như bột mì trắng, kẹo có đường, nước trái cây, ngũ cốc ít chất xơ, bánh gạo và khoai tây ăn liền. Chọn các nguồn carbohydrate giàu chất xơ sẽ ít tác động đến đường huyết hơn, ví dụ như lúa mạch, bột yến mạch, mì ống nguyên hạt, khoai mỡ và đậu lăng.

Thực phẩm goitrogens

Goitrogens là những chất tự nhiên có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Bởi vì điều trị cường giáp có thể dẫn đến thiếu hụt hormone tuyến giáp - một tình trạng được gọi là suy giáp. Các loại rau họ cải, chẳng hạn như súp lơ, bông cải xanh, bắp cải, đậu nành, kê đều có chứa chất kích thích tố này. Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy đậu nành không can thiệp vào hoạt động của các hormone tuyến giáp nhưng các nhà khoa học khuyến cáo nên ăn có chừng mực thực phẩm này. Các thực phẩm thay thế là các loại rau nongoitrogen bao gồm cà rốt, măng tây, đậu xanh, hành tây, tỏi, rau diếp và ớt chuông. 

Chất béo không lành mạnh

Việc hạn chế các chất béo trans và chất béo bão hòa có thể giúp giảm các triệu chứng của cường giáp. Người bệnh nên ăn ít thịt đỏ, đồ chiên rán và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao, có chứa chất béo bão hòa. Thay vào đó nên ăn cá, thịt gia cầm, thịt trắng không da và các loại đậu sẽ giúp bổ sung protein cho cơ thể mà không lo chứa chất béo. Chất béo trans phổ biến trong các đồ nướng như bánh quy giòn, bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên và bất kỳ thực phẩm qua chiên, rán, nướng. Tăng cường các thực phẩm như trái cây, rau, quả hạch, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Nên ăn các thực phẩm có chứa các chất béo omega-3 lành mạnh được tìm thấy trong cá hồi, hạt lanh, quả óc chó, chúng sẽ giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Rượu và caffeine

Rượu và caffein có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, giấc ngủ, chức năng tuyến giáp và sự hấp thu của thuốc tuyến giáp. Trước khi tiêu thụ các sản phẩm có chứa caffein như nước ngọt, cà phê và trà, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước và đồ uống không chứa cồn như sữa ít đường, nước chanh, trà thảo mộc, nước trái cây.