Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị suy giáp khác nhau từ đông y cho đến tây y, mỗi phương pháp đều có tính ưu việt cũng như nhược điểm riêng. Bên cạnh đó, người mắc có thể sử dụng một số dược liệu quen thuộc để cải thiện tình trạng này. Hãy cùng tham khảo 7 loại thảo dược giúp điều trị suy giáp hiệu quả sau đây.

Suy giáp là bệnh gì?

Suy giáp tình trạng chức năng tuyến giáp bị suy giảm, dẫn đến không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Một số triệu chứng suy giáp thường gặp bao gồm: Mệt mỏi, nhịp tim chậm, sợ lạnh, táo bón, khô da, khàn giọng, tăng cân không rõ nguyên nhân, cơ bắp đau nhức, cứng hoặc sưng đau khớp xương, mức cholesterol máu tăng cao, tâm trạng bất ổn, luôn cảm thấy buồn phiền, một số trường hợp còn bị trầm cảm,… Đàn ông, thanh thiếu niên và thậm chí trẻ sơ sinh đều có thể bị suy giáp. Theo thống kê, suy giáp ảnh hưởng từ 1 - 2% dân số trên thế giới và tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao gấp 10 lần so với nam giới.

7 loại thảo dược giúp điều trị suy giáp hiệu quả

Khi bị suy giáp, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc và phác đồ điều trị của chuyên gia nội tiết. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các loại thảo dược dưới đây để giúp tình trạng bệnh sớm được cải thiện.

1. Cam thảo

Tuyến giáp hoạt động kém có thể gây mệt mỏi và cam thảo là vị thuốc hữu ích trong trường hợp này. Cam thảo giúp điều hòa hormone tuyến giáp và thúc đẩy sử dụng năng lượng của cơ thể. Cam thảo chứa axit glycyrrhetinic - hợp chất đã được nghiên cứu có khả năng ức chế sự phát triển của một số loại ung thư tuyến giáp nhất định.

2. Cây húng chanh

Cây húng chanh thuộc họ Hoa môi. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh, húng chanh giúp gia tăng sản xuất và bài tiết hormone tuyến giáp, đồng thời tăng tốc độ chuyển hóa, đốt cháy chất béo và hỗ trợ, tăng cường hệ thống miễn dịch.

3. Cây kế sữa

Cây kế sữa có tên khoa học là Silybum marianum, đây là một loại thực vật có hoa thuộc họ Cúc. Cây kế sữa được dùng để điều trị các bệnh về gan, ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng cường chức năng tuyến giáp, giảm nồng độ cholesterol. Vì thế, loại cây này thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị suy giáp.

4. Hạt lanh

Hạt lanh được biết đến với những đóng góp đối với sức khỏe hệ tiêu hóa, nhưng nó cũng là một loại thảo dược tuyệt vời cho tuyến giáp. Những người có tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) có thể sử dụng loại hạt này để giúp tăng sản xuất hormone tuyến giáp. Bạn có thể ăn hoặc uống bột hạt lanh hàng ngày.

5. Cây cúc dại

Loại thảo mộc này được biết đến với đặc tính tăng cường miễn dịch của cơ thể. Những người mắc các vấn đề tuyến giáp liên quan đến rối loạn miễn dịch có thể sử dụng gốc, rễ của cây cúc dại đun sôi lấy nước uống như trà. Nó giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp.

6. Hoàng Kỳ

Hoàng kỳ là một thảo dược được sử dụng trong các bài thuốc đông y của Trung Quốc, cũng như Việt Nam trong nhiều năm qua. Hoàng kỳ được biết đến với tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại sự quá tải của tuyến thượng thận và đặc biệt có tác dụng chống oxy hóa, giúp phòng chống các căn bệnh như ung thư. Tuy nhiên, đối với những người bị suy giáp, việc tự ý sử dụng hoàng kỳ không đúng cách có thể gây ra một mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, hoàng kỳ có chứa hàm lượng selen cao có thể gây ngộ độc, đồng thời gây ức chế miễn dịch, giảm huyết áp và giảm đường huyết. Tác dụng phụ này có thể gây nguy hiểm đối với bệnh nhân suy giáp. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. 

7. Hải tảo

Hải tảo còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Tảo bẹ, rong mơ. Đây là một thực vật biển màu xanh đậm, có giá trị dinh dưỡng cao và là loại thảo dược đứng đầu danh sách dành cho người mắc bệnh tuyến giáp nói chung và suy giáp nói riêng.

Hải tảo là một loài thực vật biển giàu iod hữu cơ – iod

Hải tảo là một loài thực vật biển giàu iod hữu cơ – iod

Theo y học cổ truyền, hải tảo có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm u rắn), tiêu đờm, rong mơ để tiết nhiệt được dùng để chữa tràng nhạc, u bướu. Y học Trung Quốc sử dụng vị thuốc quý này để chữa bướu cổ (bướu này bao gồm tất cả các loại: Bướu cổ đơn thuần, bướu do suy tuyến giáp, bướu trong trường hợp cường giáp,…). Hiện nay, các nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy dịch chiết của hải tảo còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn, kháng virus, chống ký sinh trùng, chống ung thư, giảm đường máu, bảo vệ gan, bảo vệ dạ dày, bảo vệ xương, làm sáng da, giảm sa sút trí tuệ, chống oxy hóa,…

Theo tây y, hải tảo là một loài thực vật biển giàu iod hữu cơ – iod liên kết dưới dạng phân tử với các hợp chất hữu cơ. Khi vào cơ thể, iod được giải phóng từ từ để đáp ứng với nhu cầu của cơ thể thay vì tập trung hoàn toàn ở tuyến giáp như iod vô cơ khác. Do đó, iod trong hải tảo có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chức năng của tuyến giáp cũng như giúp duy trì các hoạt động bình thường khác của cơ thể. Hơn nữa, hải tảo cũng là thực phẩm rất giàu selen, một khoáng chất hỗ trợ chuyển đổi hormone tuyến giáp bình thường trong cơ thể. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã đề xuất người bệnh nên bổ sung khoảng 150µg iod và 55µg selen mỗi ngày. Do đó, sử dụng hải tảo sẽ giúp cung cấp lượng selen cần thiết cho cơ thể, góp phần không nhỏ vào việc kiểm soát các triệu chứng suy giáp.