Basedow là một trong những bệnh lý tuyến giáp phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về tình trạng này, trong nội dung bài viết dưới đây, ichgiapvuong.co sẽ đề cập đến 6 triệu chứng nổi bật của bệnh basedow cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn. Mời các bạn cùng theo dõi!

Basedow là bệnh gì?

Basedow là bệnh xảy ra do rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến việc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Đối với người khỏe mạnh bình thường, hệ miễn dịch có trách nhiệm sản xuất kháng thể để chống lại virus, vi khuẩn hoặc các chất lạ khác không phù hợp gây hại cho sức khỏe. Trong bệnh basedow, hệ thống miễn dịch bị suy yếu dẫn đến hoạt động rối loạn nên đã tạo ra một kháng thể bất thường được gọi là immunoglobulin kích thích tuyến giáp. Kháng thể này bắt chước chức năng của hormone kích thích tuyến giáp bình thường, nó bám vào bề mặt của các tế bào tuyến giáp, khiến cho cơ quan này sản xuất quá nhiều hormone so với nhu cầu của cơ thể, gây nên các biểu hiện của việc tăng chuyển hóa (cường tuyến giáp trạng). Do đó, basedow còn được coi là nguyên nhân chính gây cường giáp.

Ngoài ra, một số yếu tố được cho nguy cơ của bệnh basedow bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là giai đoạn sau sinh.
  • Ăn quá nhiều iod.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Lithium, thuốc chữa động kinh, bệnh tim,…
  • Nhiễm khuẩn hoặc virus.
  • Stress kéo dài.

6 triệu chứng nổi bật của bệnh basedow

Bệnh basedow biểu hiện bằng sự thay đổi chức năng của nhiều cơ quan do hiện tượng dư thừa hormone tuyến giáp. Cụ thể như:

1. Bướu tuyến giáp

Tuyến giáp to ở các mức độ khác nhau, có đặc điểm bướu lan tỏa, mật độ mềm, không có biểu hiện của viêm tuyến giáp trên lâm sàng. Nếu eo tuyến giáp cũng to sẽ tạo ra bướu hình nhẫn chèn ép khí quản gây khó thở.

2. Biểu hiện mắt lồi basedow

Lồi mắt có thể kèm theo một trong các triệu chứng sau: Phù nề mi mắt, kết mạc, sung huyết giác mạc, đau khi liếc mắt hoặc xuất hiện chứng nhìn đôi. Nếu lồi mắt mức độ nặng có thể tổn thương giác mạc, dây thần kinh thị giác gây mất thị lực.

Triệu chứng cơ năng thường là cảm giác chói mắt, cộm như có bụi bay vào mắt, đau nhức hốc mắt, chảy nước mắt.

3. Biểu hiện tim mạch

Biểu hiện như hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim tăng thường xuyên gặp ở hầu hết người bệnh. Tần số tim dao động trong khoảng 100 – 140 chu kì/phút.

4. Rối loạn chuyển hóa và điều hòa thân nhiệt

Những biểu hiện bệnh basedow dưới đây có thể xuất hiện đơn lẻ nhưng thông thường chúng sẽ song hành với nhau:

  • Uống nhiều nước do có cảm giác khát.
  • Ăn nhiều, mau đói.
  • Gầy sút cân.
  • Luôn có cảm giác nóng bức, ra nhiều mồ hôi.
  • Có thể sốt nhẹ 37,5 độ C đến 38 độ C.
  • Lòng bàn tay ẩm ướt, mọng nước – bàn tay basedow.

 basedow-la-benh-xay-ra-do-su-suy-yeu-roi-loan-cua-he-mien-dich.jpg

Người bị basedow luôn có cảm giác nóng bức

Khoảng 50% trường hợp bị tăng nhu động ruột, tiêu chảy 5 - 10 lần/ngày mà không kèm theo đau quặn bụng.

5. Biểu hiện thần kinh – tinh thần

- Thường biểu hiện bằng tình trạng bồn chồn, tính tình thay đổi, dễ cáu gắt, xúc động, giận dữ.

- Có thể đau đầu, chóng mặt, sợ ánh sáng, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, giảm khả năng lao động.

- Rối loạn vận mạch như đỏ mặt hừng hực, toát mồ hôi.

- Run tay tần số cao, biên độ nhỏ, thường ở đầu ngón, có thể run lưỡi, môi, đầu, chân.

- Rối loạn tâm thần có thể xảy ra nhưng rất hiếm, kích động, lú lẫn, hoang tưởn

6. Tổn thương cơ

Biểu hiện của tổn thương cơ bao gồm: Mỏi cơ, yếu cơ, nhược cơ, liệt cơ chu kì, hay gặp ở người bệnh nam, tiến triển từ từ, nặng dần.